Sau khi quân đội của ông giết chết Sa hoàng Konstantin trong một trận đánh, Ivaylo được công nhận là Sa hoàng mới của Bulgari. Thời gian Sa hoàng Ivaylo cầm quyền khá ngắn. Ông bị các đối thủ chính trị xử tử vào năm 1280. Mặc dù đã qua đời nhưng tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi với việc dẫn đầu cuộc nổi dậy cùng với biệt danh "bắp cải".
2. Biệt danh “không làm được gì cả” của vua Pháp Louis V. Là vị vua cuối cùng của triều đại Carolingian, Louis V được mọi người biết đến là vị vua có thời kỳ cầm quyền vô cùng thất vọng và không gặp biến cố gì.
Lên ngôi vua của Aquitaine vào năm 979 khi cha ông còn sống, vua Louis đã không bao giờ gặt hái được thành công trong kế hoạch chiếm lại Aquitaine và xử lý cố tổng giám mục ở Reims vì tội phản quốc. Thậm chí, vua Louis V đã tử vong trong một tai nạn khi đi săn bắn, lúc mới 20 tuổi. Ông băng hà khi chưa có người nối dõi.
3. Biệt danh “hói” của vua Pháp và Hoàng đế La Mã thần thánh Charles II. Vị hoàng đế này được mọi người biết đến là nhân vật có nhiều tranh chấp đất đai với các thành viên trong gia đình. Sau khi được thừa kế vùng đất từ cha, hoàng đế Louis I và vua Charles đã xích mích, gây ra một loạt cuộc nội chiến giữa các anh em để khẳng định chủ quyền đất đai.
Một số nhà sử học đưa ra giả thuyết rằng, biệt danh “hói” của vua Charles II có thể dùng để ám chỉ ý nghĩa mỉa mai hơn là hình ảnh mang tính minh họa. Tuy nhiên, một số học giả đưa ra lời giải thích khác về biệt danh đặc biệt trên. Trong thế kỷ 9, hói đầu thường khiến mọi người cười đùa vui vẻ và những người bị chế giễu đáp trả lại rằng "Người đàn ông hói đầu là nhân vật vĩ đại trong kiếp trước". Nếu như vua Charles bị hói thì người ta suy luận rằng, vị hoàng đế này có mối liên hệ với những nhân vật lịch sử vĩ đại.
4. Biệt danh “khát máu” của nữ hoàng Anh Mary I. Là con gái của vua Henry VIII và Catherine xứ Aragon, Mary I đã trở thành nữ hoàng đầu tiên ở Anh. Trong thời gian đầu tiên trị vì đất nước, năm 1553, nữ hoàng Mary I đã khiến Công giáo nước Anh trở thành tôn giáo chính thống thông qua cuộc hôn nhân với Phillip II của Tây Ban Nha.
Khi đó, một cuộc nổi loạn của những người theo đạo Tin Lành do Sir Thomas Wyatt dẫn đầu đã nổ ra nhưng đã nhanh chóng bị lực lượng ủng hộ nữ hoàng Mary I dập tắt bạo loạn. Bà đã cho người tàn sát đẫm máu những người nổi loạn - đối tượng bị coi là "dị giáo".
5. Biệt danh “đáng sợ” của Sa hoàng Nga Ivan IV. Năm 1547, sau 14 năm là hoàng tử nước Nga, Ivan IV được trao danh hiệu cao quý là sa hoàng của nước Nga. Trong thời gian cầm quyền, ông thực hiện nhiều cải cách, hầu hết tập trung vào việc hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc truyền cho thế hệ sau.
Không chỉ khiến các thành viên hoàng tộc phẫn nộ, trong năm 1581, Sa hoàng Ivan IV còn giết con trai của mình. Nạn nhân cũng là người thừa kế ngai vàng duy nhất của ông. Sự kiện này bắt đầu một giai đoạn được gọi là “thời kỳ của các rắc rối”.
6. Biệt danh “tồi tệ” của vua Sicily William I. Trái với biệt danh của mình, vị hoàng đế này cai trị Sicily khá hiệu quả và có những cải cách nổi bật. Ông đề cao khoa học, chữ viết và dung hòa các tôn giáo trong suốt thời gian cầm quyền.
Tuy nhiên, thanh danh của vua William I bị vấy bẩn khi đàn áp mọi người để thâu tóm tất cả quyền lực về tay mình. Mặc dù thành lập chính quyền hoàng gia mới nhưng vua William I lại để mất lãnh thổ châu Phi ở Sicily vào năm 1160 và nhiều cuộc nổi loạn đã nổ ra trên khắp vương quốc ông cai trị.
7. Biệt danh “điên khùng” của vua Pháp Charles VI. Vua Charles VI lên ngôi năm 1380, khi mới 11 tuổi. Trong suốt cuộc tranh chấp giữa Anh về nơi ở giáo hoàng năm 1392, vua Charles luôn bị hành hạ bởi những cơn sốt và chứng co giật.
Tính đến cuối đời, vua Charles đã phát bệnh hơn 43 lần. Mỗi lần phát bệnh, ông thường bị bệnh tật hành hạ đau đớn trong thời gian từ 3 - 9 tháng. Vì vậy, vua Charles có biệt danh là “điên khùng”.