7 câu chuyện tình cổ xưa xúc động nhất thế giới - Phần 2: Tình yêu đẹp thêm hương sắc cho đời
Vị tướng duy nhất được ví là ‘Gia Cát Lượng của Việt Nam’, tên được đặt cho nhiều con đường / Bí ẩn loài động vật duy nhất sở hữu ‘súng’, ồn ào số 1 thế giới, động cơ phản lực còn 'xin thua'
3. Pharaoh Akhenaten và Nữ hoàng Nefertiti
Chúng ta vẫn thường nghe đến câu nói cực kì phổ biến, đó là "Đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ" và Nữ hoàng Nefertiti chính là minh chứng rõ nhất cho câu nói này. Chuyện tình yêu của bà với Pharaoh Akhenaten là một trong những chương hấp dẫn nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại, được đánh dấu bằng sự pha trộn giữa yếu tố lãng mạn, tôn giáo và sự đổi mới căn bản.
Akhenaten hay còn gọi là Amenhotep IV, là một pharaoh của vương triều thứ 18 của Ai Cập, bắt đầu cai trị từ thế kỷ 14 trước Công nguyên. Triều đại của ông được định hình sâu sắc bởi mối liên hôn với Nữ hoàng Nefertiti. Bà không chỉ là vợ, là nữ hoàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng tôn giáo và chính trị của Akhenaten. Cả hai cùng nhau tạo nên sự thay đổi táo bạo khi ủng hộ việc thờ cúng duy nhất thần Mặt Trời Aten và dần "cảm hóa" người dân Ai Cập cổ đại chuyển từ tín ngưỡng đa thần sang độc thần.
Tình yêu và tầm nhìn chung của cả hai về cải cách tôn giáo là tiền đề tạo ra một thủ đô mới tên Amarna - nơi cách xa các trung tâm quyền lực truyền thống của Ai Cập và họ có thể tự do theo đuổi tín ngưỡng của mình. Bất chấp bản chất khắc nghiệt trong triều đại của họ, tình yêu và sự tận tâm mà cả hai dành cho nhau vẫn được thể hiện rõ trong các dòng chữ và hình ảnh khắc trên tường các đền thờ và di tích của họ. Nefertiti đóng một vai trò nổi bật trong các nghi lễ tôn giáo và bức tượng bán thân của bà được phát hiện vào năm 1912 là biểu tượng lâu dài cho vẻ đẹp và tầm ảnh hưởng của bà.
4. Cyrus Đại đế và CassandaneCyrus Đại đế được nhớ đến vì sự vĩ đại của mình. Ông là nhà cầm quân đại tài khi thống nhất được các bộ lạc Ba Tư và sau khi chinh phục người Medes vào năm 550 trước Công nguyên, ông đã đã thành lập nên Đế chế Achaemenid. Chưa dừng lại, Cyrus Đại đế còn tiếp tục lãnh đạo chiến dịch ở vùng Cận Đông cổ đại và giành được vô số thành công, biến Đế chế của ông trở thành một trong những cường quốc lớn nhất thế giới cổ đại.
Vào khoảng năm 550 trước Công nguyên, Cyrus Đại đế gặp và kết hôn với Cassandane (hay còn được gọi là Atossa). Bà là con gái của vua Pharnaces xứ Media hùng mạnh, cuộc hôn nhân giữa họ một phần là vì mục đích liên minh chính trị giữa hoàng gia Ba Tư và Media. Dù kết hôn không vì tình yêu nhưng cả hai sau khoảng thời gian chung sống đã nảy sinh tình cảm với nhau. Cassandane đã trở thành cố vấn và người bạn đồng hành đáng tin cậy của Cyrus Đại đế, cùng ngài vượt qua mọi thử thách và sẻ chia chiến thắng. Họ đã có nhiều người con chung, trong đó có Cambyses II và Smerdis.
Người ta vẫn thường nhắc đến Cyrus Đại đế như một nhà lãnh đạo vĩ đại mà quên đi rằng ngài cũng có khía cạnh mềm mỏng, điều này thể hiện rõ qua cách cư xử nhân từ của ngài đối với những dân tộc bại trận. Thay vì đồng hóa, ông để họ giữ lại phong tục, ngôn ngữ và tôn giáo, từ đó đế chế của ông được ổn định hơn. Nhiều người tin rằng điều này là nhờ có sự tác động từ Cassandane.
Khi Cassandane qua đời, Cyrus Đại đế đau đớn không nguôi, ngài đã ra lệnh tổ chức tang lễ vô cùng cầu kì và long trọng để tưởng nhớ người vợ yêu quý của mình. Di sản tình yêu của Cyrus và Cassandane đã vượt ra ngoài mối quan hệ cá nhân, đặt nền móng cho sự ảnh hưởng lâu dài của Đế quốc Ba Tư trong thế giới cổ đại.
(Còn nữa)
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách