7 hố sâu nhân tạo chạm tới "nóc nhà diêm vương"
Loài lợn độc lạ dễ thương như cừu, thông minh như chó / Hoa “độc”, lạ ồ ạt về Sài Gòn phục vụ Tết
Dưới đây là 7 hố sâu nhân tạo khủng nhất hành tinh theo tờ Popular Mechanics.
Lỗ khoan siêu sâu Kola ở Nga
Lỗ khoan siêu sâu Kola
Lỗ khoan siêu sâu Kola có đường kính chỉ 23 cm nhưng độ sâu lên tới 12 km. Từ năm 1970, lỗ khoan bắt đầu được các nhà khoa học Nga tạo ra trên bán đảo Kola, trở thành hố sâu nhất thế giới, vượt xa nơi sâu nhất dưới đại dương, sau 20 năm đào và thử nghiệm.
Tuy nhiên, nhiệt độ 180 độ C ở đáy lỗ khoan khiến các công cụ không thể tiếp tục hoạt động. Địa điểm này bị bỏ hoang từ năm 2008. Nó đã được niêm phong kín để không thứ gì có thể lọt vào.
Mỏ Bingham Canyon ở bang Utah, Mỹ
Đây là mỏ đồng lớn nhất thế giới hơn 100 năm tuổi, bao gồm hố rộng 4 km ở dãy núi Oquirrh phía tây nam Salt Lake City, Utah được coi là khu khai quật nhân tạo lớn nhất.
Mỏ có độ sâu 1,2 km, có diện tích khoảng 769 hecta. Ra đời năm 1906, đến nay khu mỏ vẫn mở cửa và được xếp vào hạng mục Di tích Lịch sử Quốc gia.
Mỏ kim cương Kimberley ở châu Phi
Mỏ kim cương Kimberly hay còn gọi là "Hố lớn" nằm trên một ngọn đồi ở châu Phi. Hơn 50.000 thợ mỏ dùng rìu đào sâu vào lòng đất từ năm 1866. Mỏ Kimberly ăn sâu hơn 213 mét vào lòng đất và trải rộng hơn 457 mét năm 1914. Tổng cộng hơn 2,7 tấn kim cương được khai thác từ khu mỏ này.
Mỏ kim cương Diavik ở Canada
Mỏ kim cương Diavik ra đời năm 2003 và đạt độ sâu hơn 122 mét ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada. Nằm trên đảo Đông ở giữa hồ Lac de Gras phía đông bắc Yellowknife, khu mỏ chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay trong thời tiết tốt.
Một đường băng lớn có chỗ đỗ cho máy bay siêu to như Boeing 737. Mỏ Diavik cho sản lượng 1.497 kg kim cương mỗi năm.
Hố Berkeley ở Montana, Mỹ
Hình thành năm 1955 để mở đường dẫn tới mỏ đồng ở Butte, Montana, hố Berkeley có độ sâu 579 mét trước khi đóng cửa năm 1982. Từ thời điểm đó, mực nước ngầm và nước mưa trong hố dâng cao hơn 274 mét.
Do nhiễm kim loại nặng và hóa chất từ thời gian mỏ còn hoạt động trước đó, nước ở đây có nồng độ axit cao. Các nhà chức trách phải áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chim đậu xuống nước sau khi có hiện tượng một đàn ngỗng tuyết 392 con chết tập thể giữa miếng hố dài 1,6 km, sâu 0,8 mét hồi thập niên 1990.
Mỏ Mirny ở Nga
Gió thổi quanh khu mỏ Mirny ở Siberia, Nga được cho là có thể hút những chiếc máy bay trực thăng vô tình bay ngang qua xuống miệng hố sâu 518 mét. Hố đủ sức chứa cả tòa nhà chọc trời cao 150 tầng. Bắt đầu hoạt động năm 1955, mỏ kim cương trải rộng 1.189 mét. Hiện nay dù khu mỏ lộ thiên này không còn hoạt động nữa, Nga vẫn tiếp tục đào sâu bên dưới khu vực.
Đài quan sát hạt Neutrino IceCube ở Nam Cực
Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực của Đại học Wisconsin có 86 sợi cáp chạy sâu bên dưới lớp băng, chống đỡ cho 60 khoang quang học kỹ thuật số thu dữ liệu từ các độ sâu khác nhau. Các khoang nằm ở độ sâu từ 1.448 mét đến hơn 2.438 mét.
Phải mất tới 7 năm để các chuyên gia đào hố chôn những sợi cáp trong mùa hè ở Nam bán cầu và phải dùng ống bơm 11.340 kg nước nóng để làm tan chảy khoảng 757.000 lít băng ở mỗi hố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện ở Amazon có con rắn lớn nhất thế giới, mọi người phải sửng sốt vì chiều dài và cân nặng vượt xa sức tưởng tượng
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc