7 loài bướm hiếm nhất thế giới
Con bướm lớn nhất thế giới / Bướm có cánh hình đầu rắn thu hút hàng trăm người đến xem
Miami Blue: Trong quá khứ, loài này khá phổ biến ở dọc ven biển Florida (Mỹ). Tuy nhiên, ngày nay, số lượng của nó đã giảm đi đáng kể (ước tính còn ít hơn 100 cá thể). Đây chính là loài bướm hiếm nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bướm Miami Blue biến mất là việc phát triển vùng ven biển Miami và cơn bão Andrew năm 1992. Cho tới năm 1999, không ai nhìn thấy con bướm Miami nào và nó được cho là đã tuyệt chủng. Ảnh: Florida Museum.
Island Marble: Loài bướm này có phần hoa văn cánh giống hệt đá cẩm thạch. Trong khoảng 100 năm (1908-1998), nó được cho là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số cá thể bướm Island Marble đã xuất hiện trở lại ở đảo San Juan (Tây Ban Nha). Các nhà khoa học và chính quyền đã đưa nó vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, nỗ lực của họ cũng không thể khiến số lượng loài này ngừng giảm. Tới năm 2018, số cá thể bướm Island Marble chỉ còn khoảng dưới 200 con ở San Juan. Ảnh: Flickr.
Palos Verdes Blue: Đây là một loài bướm nhỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao. Palos Verdes Blue chỉ xuất hiện ở bán đảo Palos Verdes (Mỹ) nên hiếm người được tận mắt chiêm ngưỡng nó. Các nhà khoa học nghĩ loài này đã hoàn toàn biến mất vào năm 1983 khi khu vực sống của nó (thuộc công viên Rancho Palos Verdes) bị san bằng. Hiện tại, chỉ còn khoảng 200 cá thể Palos Verdes Blue trong tự nhiên. Ảnh: Joel Sarton.
Lange's Metalmark: Giống Palos Verdes Blue, Lange's Metalmark chỉ sống duy nhất trong một môi trường. Đó là khu vực cồn cát Antioch (California, Mỹ). Nó trở thành loài chính thức có nguy cơ tuyệt chủng năm 1976. Ảnh: Sfgate.
Saint Francis Satyr: Loài bướm này chỉ xuất hiện ở Fort Bragg ở Bắc Carolina (Mỹ). Ước tính, số cá thể Saint Francis Satyr hiện chỉ còn dưới 1.000 con. Nguyên nhân chính khiến loài bướm này biến mất là môi trường sống bị đe dọa. Ảnh: Fws.
Schaus Swallowtail: Có thời điểm, Schaus Swallowtail được xem là loài bướm hiếm nhất Florida (Mỹ) khi chỉ còn khoảng vài trăm con. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo tồn đã khiến số cá thể bướm hiện tại dao động khoảng 800-1.200 con. Đặc điểm dễ nhận thấy của chúng là phần trên cánh có màu nâu đen với dải trắng, vàng ở giữa. Sải cánh của chúng dài khoảng 9,2-11,8 cm. Ảnh: Observer.
Leona's Little Blue: Tên của nó được đặt theo Leona Rice - người phát hiện loài này lần đầu ở Klamath, Oregon (Mỹ). Số lượng cá thể ước tính hiện tại của Leona's Little Blues còn khoảng 1.000 - 2.000 con. Chúng sống chủ yếu trên những cây kiều mạch. Tuy nhiên, "ngôi nhà" của chúng đang bị xâm phạm nhiều do quá trình khai thác gỗ và một số loài thực vật xâm lấn khác. Ảnh: Flickr.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Việt Nam sở hữu loài cây kỳ dị nhất thế giới, có khả năng sinh và nuôi con giống hệt động vật
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa 'chúa tể bầu trời' với loài rắn
Người đàn ông đào được 1 vật gỉ sét, bán với giá hơn 100 nghìn, ngỡ ngàng khi biết là bảo vật quốc gia
Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam