7 quan niệm phổ biến ai cũng tưởng đúng về các quốc gia trên thế giới, nhưng hóa ra tất cả đã nhầm
Tranh cãi về lai lịch thật sự của Christopher Columbus / Thời gian chỉ là một ảo tưởng của con người, điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó sụp đổ?
Khi nhắc đến một quốc gia, nếu chưa từng đặt chân đến thì chúng ta sẽ có xu hướng hình dung về nơi đó thông qua các thông tin góp nhặt từ nhiều nguồn - phim ảnh, chuyện kể, sách vở...
Nhưng phim hay chuyện đều có xu hướng lệch theo quan điểm của người kể, còn kiến thức trong sách vở có thể thay đổi theo thời gian. Vậy nên, nhiều người trong chúng ta hình thành vô số quan niệm ai cũng tưởng là đúng, nhưng thực ra không hề chính xác về các quốc gia trên thế giới.
1. Trung Quốc là đất nước chật chội nhất
Cần phải xem lại khái niệm 'chật' là như thế nào nữa. Quả thực, Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia đông dân nhất, nhưng nếu tính theo tỉ lệ dân số/diện tích, nó vẫn thua xa rất nhiều quốc gia 'nhỏ bé' hơn, như Đức và Ý.
2. Sumo là môn thể thao nổi tiếng nhất Nhật Bản
Sumo có thể là môn thể thao nổi tiếng của Nhật, nhưng đó là chuyện của thế kỷ trước. Qua thời gian, sumo dần mất đi vị thế của mình vào tay các môn thể thao có nguồn gốc từ nước ngoài, như bóng chày, bóng rổ...
Thời gian gần đây, nỗ lực từ nhiều bên đã giúp sumo dần phổ biến hơn, nhưng vẫn không thể so sánh với bóng chày.
3. Ấn Độ là một đất nước Phật giáo
Dù được xem là cái nôi của Phật giáo, nhưng 80% dân số tại đây theo đạo Hindu (Ấn Độ giáo), đứng thứ 2 là đạo Hồi. Chỉ 1% dân số Ấn Độ theo đạo Phật, chủ yếu sinh sống ở phía Bắc, gần cao nguyên Tây Tạng.
4. UAE không có người nghèo
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), quả thực là một đất nước giàu có, và đúng là người bản địa nơi đây gần như ai cũng giàu.
Vấn đề là dân số ở đây có đến 85% là người nhập cư. Tổng cộng 2/3 người Arab tại UAE đến từ các quốc gia láng giềng. Trừ một số ít các chuyên gia đầu ngành, thì dân văn phòng bình thường và tầng lớp lao động chân tay phải sống trong điều kiện hết sức nghèo nàn.
5. Thủ đô của Brazil là Rio de Janeiro
Rio de Janeiro là thủ đô của Brazil trong gần 200 năm. Nhưng đến năm 1960, chính phủ Brail đã chuyển thủ đô về Brasília - một thành phố được xây dựng chỉ để làm thủ đô của quốc gia này.
Rio de Janeiro cũng không phải thành phố lớn nhất Brazil, mà đó là São Paulo.
6. Người Đức cực kỳ kỷ luật, đúng giờ, mọi thứ phải được làm theo lịch trình
Tính đúng giờ quả thực là một phần của văn hóa Đức, nhưng qua thời gian những giá trị truyền thống cũng dần phai nhạt. Thực tế cho thấy nhiều dự án tại Đức bị chậm deadline, và có đến 1/3 chuyến tàu điện ngầm tại đây đến trễ giờ.
7. Đấu bò là môn thể thao nổi tiếng nhất Tây Ban Nha
Đấu bò từng được xem là môn thể thao biểu tượng của Tây Ban Nha, và hiện tại vẫn được tổ chức ở một số thành phố. Tuy nhiên, độ phổ biến của nó thì không cao.
Hầu hết những người đến xem đấu bò là các du khách. Và ở thời điểm hiện tại, áp lực từ các nhà hoạt động đã khiến nhiều thành phố ra lệnh cấm tổ chức đấu bò.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm