70% sự sống trên Trái Đất từng bị “xóa sổ” bởi những quái vật vũ trụ màu xanh
CLIP: Bò Tây Tạng tung cú húc trời giáng, báo tuyết bay ngược để cứu con non / Mưa đá: Hiện tượng thời tiết dữ dội từ bầu trời
Vào kỷ Cambri – khoảng 541 triệu năm trước Trái Đất chứng kiến một sự bùng nổ sinh học chưa từng có. Sự sống bắt đầu lan rộng, hình thành hàng loạt sinh vật đa bào và tạo nên nền móng cho hệ sinh thái ngày nay. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hành tinh này phải hứng chịu hai cuộc đại tuyệt chủng quy mô lớn.
Cuối kỷ Ordovic, khoảng 445 triệu năm trước, hơn 60% sinh vật biển vốn chiếm gần như toàn bộ sự sống lúc bấy giờ đã bị xóa sổ. Gần 70 triệu năm sau, vào cuối kỷ Devon (khoảng 372 triệu năm trước), một làn sóng tuyệt chủng khác đã quét sạch khoảng 70% loài sinh vật tồn tại, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài cá trong đại dương và hồ nước.
Nguyên nhân những thảm họa này lâu nay vẫn là một bí ẩn, nhưng nghiên cứu mới từ Đại học Keele (Anh) và Đại học Alicante (Tây Ban Nha) đã đưa ra một giả thuyết gây chấn động: các vụ nổ siêu tân tinh từ những ngôi sao khổng lồ màu xanh có thể là "kẻ thủ ác".
Không giống như vụ va chạm tiểu hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng, các sao loại O và B không hề tiếp xúc trực tiếp với Trái Đất. Thay vào đó, khi chúng nổ tung trong các vụ siêu tân tinh, chúng giải phóng năng lượng khổng lồ kèm theo dòng tia vũ trụ cực mạnh, có khả năng làm thay đổi hoàn toàn môi trường sống dù cách xa hàng trăm năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát mật độ và phân bố của sao loại O (trên 30.000 Kelvin, ánh sáng xanh lam) và B (10.000 – 30.000 Kelvin, ánh sáng xanh trắng) trong phạm vi 3.260 năm ánh sáng từ Trái Đất. So với Mặt Trời của chúng ta chỉ khoảng 5.500 Kelvin và mang ánh sáng vàng dịu những ngôi sao này là những “ngọn đuốc xanh” cực kỳ mãnh liệt.
Bằng cách tính toán tần suất các vụ siêu tân tinh trong phạm vi 65 năm ánh sáng và so sánh với các thời điểm tuyệt chủng trong lịch sử địa chất, nhóm nghiên cứu phát hiện hai sự kiện siêu tân tinh có thể trùng khớp hoàn hảo với hai lần tuyệt chủng quy mô lớn chính là thời điểm cuối kỷ Ordovic và Devon.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, không chỉ mở ra lời giải cho những bí ẩn cổ đại mà còn giúp nhân loại đánh giá mức độ an toàn hiện tại.
Tin vui là trong vòng ít nhất một triệu năm tới, chỉ có hai ngôi sao đủ gần để trở thành siêu tân tinh: Antares và Betelgeuse đều cách Trái Đất hơn 500 năm ánh sáng. Với khoảng cách như vậy, chúng khó có thể gây ra sự hủy diệt quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, nghiên cứu này là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng: vũ trụ không hề yên bình, và sự sống dù có bền bỉ đến đâu vẫn có thể bị lay động bởi những lực lượng ngoài tầm hiểu biết và kiểm soát của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Ảnh đồ họa mô tả Zeta Puppis, một ngôi sao loại O cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng, giống với cái từng gây thảm họa tuyệt chủng trong quá khứ - Ảnh: Tahina Ramiaramanantsoa.