1. Khả năng dự đoán tương lai một cách chuẩn xác
Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy một điều xấu nào đó có thể xảy ra, tuy nhiên khả năng phán đoán này là do chức năng bộ nhớ và các kí ức liên quan đến các sự kiện trong quá khứ. Không giống như vậy, ở một số loài động vật, khả năng cảm thấy nguy hiểm trước khi nó xảy ra là một phần bản năng tự nhiên của nó.
Sau khi quan sát sự di cư của chim chích cánh vàng từ Nam Phi đến Mỹ, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng loài chim này có khả năng đoán trước một cơn bão lớn sẽ đổ bộ vào nơi ở của chúng.
Ngoài việc dự đoán thiên tai, chim chích cánh vàng còn có thể cảnh báo cho chúng ta biết về các vấn đề sức khỏe sớm hơn nhiều trước khi chúng ta nhận biết được triệu chứng của bệnh.
Với cảm giác kỳ lạ về mùi, chó cũng là một trong những loài động vật có khả năng nhận biết bệnh tật. Nó đã được huấn luyện để đánh hơi ra bệnh ung thư. Năm 2011, chó được sử dụng trong một nghiên cứu Nhật Bản đã có thể đánh hơi ra bệnh ung thư đại trực tràng từ các mẫu hơi thở với một tỷ lệ chính xác lên đến 98%. Đây thực sự là một khả năng phi thường và có thể cứu sống được hàng trăm nạn nhân ung thư bằng cách phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
2. Khả năng "biến hình" trong chớp nhoáng
Chắc hẳn mọi người vẫn cho rằng khả năng thay đổi hình dạng chỉ có ở những bộ phim viễn tưởng, thế nhưng trong giới động vật, loài “bạch tuộc bắt chước” hoàn toàn có thể làm được điều tưởng chừng như không thể đó.
Loài bạch tuộc này được phát hiện vào năm 1998 ở ngoài khơi Sulawesi, Indonesia. Mặc dù tất cả các giống bạch tuộc đều có khả năng thay đổi màu sắc da, thế nhưng loài “bạch tuộc bắt chước” còn có thêm một bước tiến quan trọng nữa. Đó là chúng có thể biến đổi hoàn toàn cơ thể cũng như vẻ ngoài của mình để trở thành một loài động vật khác. Không chỉ thay đổi về hình dáng bên ngoài, chúngcòn có thể bắt chước một cách hoàn hảo cả về thói quen, cách thức di chuyển của đối tượng mà nó đang “giả mạo”.
3. “Đôi mắt thần” trong tự nhiên
Con người thường có phạm vi tầm nhìn trong khoảng 50-60 độ theo chiều ngang và 50-70 độ theo chiều dọc. Tuy nhiên, tầm nhìn như vậy của chúng ta vẫn không thể nào so sánh được với tầm nhìn của loài tắc kè hoa.
Đây là một trong hai loài được mệnh danh là “đôi mắt thần” trong giới tự nhiên. Chúng có thể bao quát mọi thứ trong phạm vi tầm nhìn là 360 độ. Lí giải về điều này, các nhà khoa học cho biết loài tắc kè hoa có cấy tạo mắt vô cùng đặc biệt, cho phép chúng xoay mắt ở cấp độ rộng.
Mặt khác, loài động vật này còn có khả năng chuyển đổi giữa cơ chế nhìn bằng một mắt sang nhìn hai mắt một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này cho phép hai mắt chúng có thể nhìn vào hai vật thể riêng biệt trong cùng một thời điểm hay tập trung cả hai mắt vào một đối tượng (giống cách mắt của con người hoạt động).
4. Khả năng tái tạo lại cơ thể
Đối với con người, khi một bộ phận trên cơ thể như chân, tay không may bị mất đi thì khi ấy chúng ta chỉ có thể trông đợi vào những tiến bộ của y học để hồi lại. Nhưng một loài cá hiếm tên gọi là "kỳ nhông nước Axolotl" hay còn gọi là Kỳ nhông Mexico có khả năng tự tái tạo lại cơ thể mà không cần đến sự can thiệp của y học.
Loài động vật này có thể tái tạo lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, trái tim, tủy sống và thậm chí cả bộ não. Tế bào miễn dịch có tên là đại thực bào chính là yếu tố quan trọng giúp chúng tái tạo lại các bộ phận cơ thể.
Theo các nhà khoa học, trong hầu hết các loài động vật có vú, đại thực bào có vai trò trong việc tiêu diệt các mầm bệnh và góp phần vào quá trình phục hồi. Tuy nhiên, James Godwin - một nhà nghiên cứu về vấn đề tái sinh đã quan sát cách thức các tế bào hoạt động trong kỳ nhông, sau đó ông ngỡ ngàng khi phát hiện ra rằng những nhân tố kháng viêm vốn đã có mặt trong cơ thể chúng.
Ông cũng nhận ra rằng số lượng tối đa của các tế bào đại thực bào đã có mặt tại vết thương của kỳ nhông Mexico trong khoảng thời gian 4-6 ngày sau khi nó bị thương. Nhờ đó mà chỗ vết thương của chúng lành lại rất nhanh. Thế nhưng, dù khả năng đó siêu cường thế nào thì cũng không thể ngăn loài kỳ giông này dần dần bị tuyệt chủng mà thủ phạm không ai khác chính là con người.
5. Khả năng bất tử
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu với hi vọng tìm kiếm được cách thức để có thể bất tử. Trong thực tế, nhà khoa học Aubrey de Grey (ông là người lãnh đạo chương trình nghiên cứu khoa học mang tên “Chiến lược ngăn chặn quá trình hóa già”) cho rằng trong vòng 25 năm tới, sự trường sinh bất lão có thể trở thành hiện thực.
Với con người, chúng ta cần phải khoảng thời gian tương đối dài mới có thể tìm ra phương thuốc “thần” giúp kéo dài tuổi thọ, thế nhưng trong thế giới động vật, loài sứa có tên khoa học là Turritopsis nutricula (sứa bất tử) đã có khả năng ấy như một phần cuộc sống vốn có của nó. Vậy bí quyết nào giúp những con sứa đó có khả năng đặc biệt như vậy?
Thông thường, một con sứa Turritopsis nutricula ở độ tuổi trưởng thành có kích thước khoảng 4,5 mm. Chúng có khả năng liên tục tái tạo lại toàn bộ cơ thể. Thay vì chết, những con sứa sẽ biến đổi để trở lại trở về những bước đầu tiên của vòng đời bằng cách thu hẹp cơ thể, rút lại những xúc tu và để cho chính mình để chìm xuống đáy của đại dương.
Một khi điều này xảy ra, những con sứa có thể bắt đầu chu kỳ cuộc sống một lần nữa. Hiện tượng kì lạ này không chỉ xảy ra một lần, bởi chúng có thể lặp lại quá trình này mãi mãi, không bao giờ kết thúc trừ khi nó rơi vào trường hợp bị xơi tái bởi những loài kẻ thù hoặc ảnh hưởng bởi những chứng bệnh hiểm nghèo. Khả năng này hiện vẫn là bí mật của tự nhiên và đang được các nhà khoa học tập trung giải mã.
6. Khả năng giữ thăng bằng cực tốt
Dê Alpine Ibex là một loài động vật hoang dã sống chủ yếu trên các ngọn núi của dãy Alps, nơi có các vách núi dựng đứng, hiểm trở. Ngoài các dãy núi, loài dê này còn thích sống ở các sườn đập thủy điện. Loài động vật này có khả năng vô cùng đặc biệt, đó là có thể giữ thăng bằng trên một vách núi gần như thẳng đứng. Chúng có thể sống ở địa hình rất dốc với độ cao thậm chí lên tới 4.600m mà không sợ bị ngã. Sở dĩ loài dê này sống trên độ cao như vậy là để ẩn náu, bảo vệ mình khỏi các loài thú ăn thịt nguy hiểm.
Ngoài khả năng đáng kinh ngạc đó, loài dê núi Alpine Ibex còn có thể nhảy xa đến 2 mét.
7. Khả năng chạy trên mặt nước
Khả năng chạy trên mặt nước dường như chỉ có trong phim ảnh, nhưng thực tế ngoài đời, loài thằn lằn Basilisk hay thằn lằn Chúa hoàn toàn có thể làm được như vậy. Một con thằn lằng trưởng thành có trọng lượng khoảng 200g. Chúng sẽ sử dụng hai chân sau để đẩy cơ thể lướt trên mặt nước. Khoảng cách tối đa mà chúng có thể đi được trên mặt nước là 5 mét trước khi bắt đầu chìm xuống.
Một nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard đã tiến hành phân tích khả năng đặc biệt này của loài thằn lằn và phát hiện ra rằng những bước sải chân của thằn lằncó thể được chia thành ba phần. Chúng đập chân trên mặt nước bằng cách di chuyển theo chiều dọc, sau đó đạp chân về phía sau để tạo lực, cuối cùng chúng sẽ rút chân ra khỏi mặt nước và quay trở lại vị trí ban đầu.
8. Khả năng nhận biết được các màu sắc khác nhau
Chim có khả năng nhìn thấy các màu sắc mà con người không thể thấy được. Lí giải về điều thú vị này, các nhà nghiên cứu cho biết các tế bào hình nón thuộc võng mạc của chim rất nhạy bén với các tần số ánh sáng tia cực tím. Được biết, phát hiện này đã được khám phá ra một cách tình cờ vào đầu những năm 1970 bởi một nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng nhận biết màu sắc của chim bồ câu.
Với phát hiện này, các nhà khoa học có thể nắm bắt thêm được nhiều thông tin liên quan đến các loài chim, chẳng hạn như cách thức chúng lựa chọn bạn đời. Khả năng nhận biết tia UV của các con chim rất khác nhau, điều này có thể giải thích cho việc tại sao chim thường chọn bạn tình rất cẩn thận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.