8 sinh vật kỳ dị nhất Việt Nam: Chỉ nhìn đã ‘sởn gai ốc’, số 5 khiến nhiều người ám ảnh cả đời
Ngôi chùa ‘độc nhất vô nhị’ tại Việt Nam với loạt cây cổ thụ trăm năm tuổi, được xây dựng từ năm 1465 / Cây vạn tuế có dáng độc lạ tại Việt Nam, tuổi đời gần 100 năm từng được chào bán với giá cao ngất ngưởng
Ảnh minh họa
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới cận xích đạo, môi trường thiên nhiên đặc biệt tạo cơ hội cho chúng ta phát triển hệ sinh thái phong phú. Tại Việt Nam có kha khá loài đặc hữu, từng khiến giới khoa học thế giới phải kinh ngạc. Cùng điểm qua 8 sinh vật kỳ dị bậc nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây.
1. Cá nóc nước ngọt
Tên khoa học của cá nóc nước ngọt là Chelolodon fluviatilis. Ở Việt Nam, chúng thường được gọi là cá nóc xanh, cá nóc da beo, cá nóc da báo. Dù đặc biệt nhưng chúng không quá xa lạ vì thường xuất hiện trên hoạt hình, trò chơi điện tử. Cá nóc nước ngọt có khả năng phình to như một quả bóng. Đặc biệt là “quả bóng” này lại trơn nhẫy, vì thế mà không có loài nào có thể nuốt nó vào bụng.
Cá nóc nước ngọt xuất hiện ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, đầm tâm tại Việt Nam. Thời gian từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm, loài này sinh sôi nảy nở nhiều nhất.
2. Cá thòi lòi
Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri. Chúng được tìm thấy ở vùng nhiệt đới từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Loài cá này thích sống tại cửa sông, không ngập quá 2m nước. Chúng thường lẩn trốn trong các hang hốc vét ở bãi lầy và chỉ chui ra khi thủy triều xuống.
Điểm đặc biệt của cá thòi lòi là có đôi mắt lồi như ếch, di chuyển dễ dàng trên cạn với 2 chi trước.
3. Cóc tía
Cóc tía đã chẳng xa lạ gì với người Việt Nam. Nhưng con cóc tía được nhắc đến ở đây là loài có tên khoa học Bombina maxima. Chúng đặc biệt nguy hiểm vì có nọc độc. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, bị đe dọa, cóc tía sẽ cong lưng và chân, lật ngửa người để lộ bụng với màu sắc rực rỡ để cảnh báo kẻ thù rằng mình rất độc.
4. Ếch gáy đô
Không chỉ là loài đặc hữu ở Việt Nam, ếch gáy đô còn là loài lưỡng cư cổ hiếm hoi còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng có tên khoa học là Limnonectes Dabanus, chủ yếu sống ở những nơi ẩm thấp nhiệt đới, cận nhiệt đới, sông hoặc đầm lầy.
5. Thằn lằn chân ngắn
Thằn lằn chân ngắn có lẽ là loài gây ám ảnh nhất khi nhìn thấy. Chúng có ngoại hình giống một con giun, nhưng lại mọc thêm những chiếc chân nhỏ. Việc nhìn một con vật vừa trườn như rắn, vừa bò lổm ngổm quả thật khiến không ít người thấy sợ hãi. Thằn lằn chân ngắn có tên khoa học là Lygosoma quadrupes, thường xuất hiện trong những khúc gỗ mục, ăn ấu trùng để sống.
6. Rắn giun
Là một loài rắn nhưng chúng lại nhỏ bé như một con giun. Rắn giun tên khoa học là Ramphotypholops braminus, vì sống trong đất quá lâu nên mắt đã bị thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ trên đầu và gần như không có tác dụng về thị lực. Nhiều nơi gọi rắn giun là rắn mù cũng vì thế.
7. Tắc kè bay đốm
Tắc kè bay đốm tên khoa học là Dacro maculates, có ngoại hình rất đặc biệt. Là tắc kè, nhưng lại có màng da rộng giữa hai chân, thoạt nhìn như hai cái cánh. Cũng chính vì thế mà chúng có thể bay từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng, lẩn trốn tinh vi trong môi trường.
8. Rùa đầu to
Đây là loài rùa có đầu rất to, đuôi dài quá khổ. Chiếc đầu to của chúng không thể thụt vào mai. Rùa đầu to tên khoa học là Platysternum megacephalum, bị đánh là một trong những loài rùa xấu xí nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị tướng duy nhất của QĐND Việt Nam hi sinh ở chiến trường nước ngoài, là Tư lệnh một đời trong sạch
CLIP: Xâm nhập lãnh địa ủa chim lặn rắn nước nhận cái kết bi thảm
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng lao xuống, suýt “bắt” bé gái
Vị tướng duy nhất là Tư lệnh 2 Binh chủng hiện đại của QĐND Việt Nam, từng làm cận vệ cho Bác Hồ
Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến