8 tuyên thệ lưu truyền sử sách của đế vương nước Việt
Chuyện về người đẹp bất hạnh, dám cao ngạo từ chối “đế vương” / Các bậc đế vương xưa 'thao túng' Tết Dương lịch thế nào?
Lời thề của Thục Phán An Dương Dương với Hùng Vương thứ 18 khi được truyền ngôi là một trong những điển tích của lịch sử dân tộc, thể hiện sự truyền nối "ăn quả nhớ người trồng cây". Theo sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam, sau khi được vua Hùng nhường ngôi năm 258 TCN, An Dương Vương cho dựng cột đá lớn trên núi Nghĩa Lĩnh, khắc ghi lời thề của mình: “Sẽ ra sức giữ gìn cơ nghiệp của tổ tông và đời đời thờ phụng các vua Hùng”. Lên ngôi, Thục Phán cho dựng đền thờ 18 đời vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thờ phụng quanh năm.
Trước khi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Hán xâm lược, Hai Bà Trưng thề trước giờ xuất trận: “Một xin rửa sạch quốc thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Hai bà đã “Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân”, đánh tan quân Hán, giành lại độc lập cho nước nhà từ năm 40-43.
Lý Thái Tông (1000-1054) có quy định về tuyên thệ như một nghi thức của triều đình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, hàng năm, vua cùng quần thần đến đền Đồng Cổ (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội ngày nay) để cùng phát thệ: “Kẻ nào làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt”. Lễ thức này được duy trì qua nhiều triều vua đời Lý và sang cả đời Trần.
Năm 1227, vua Trần Thái Tông khôi phục hội thề Đồng Cổ từ thời Lý. Theo đó, ngày 4/4 Âm lịch mỗi năm, tể tướng cùng bá quan phải tập trung trước đền thần Đồng Cổ để tuyên thệ: "Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết".
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288), để thể hiện quyết tâm đánh giặc, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ tay xuống lòng sông Bạch Đằng thề rằng:“Trận này không phá xong giặc không về bến sông này nữa”. Ông đã chỉ huy quân dân ta quyết chiến và nhấn chìm thuyền lớn của giặc Mông - Nguyên năm 1288.
Theo Đại Việt thông sử, ngay trong Hội thề Lũng Nhai năm 1416, trước khi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh, Lê Lợi và 18 người khác đã “cắt máu ăn thề”. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, trước khi lên ngôi vào năm 1428, Lê Thái Tổ tiếp tục tuyên thệ: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác. Điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”.
Lê Thánh Tông (1442-1497) được lịch sử ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Lên ngôi trong bối cảnh đất nước rối ren do sự tranh chấp quyền lực của các hoàng tử, vua đã nhanh chóng ổn định đất nước. Ngay khi mới lên ngôi, Lê Thánh Tông đã cùng quần thần: “Thề với trời đất, dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi, các người chớ có quên đấy”.
Cuối năm 1788, tại Núi Bân (Huế), Nguyễn Huệ lập đàn lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung. Trong chiếu lên ngôi của mình, ông khẳng định: "Hỡi muôn dân trăm họ, lời nói của ngôi hoàng cực là giáo huấn phải thi hành. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn lao của đạo làm người, nay trẫm cùng dân đổi mới, sẽ cùng dìu dắt dân lên con đường lớn, đặt vào đài mùa xuân". Thực hiện lời thề, vua đã đánh tan đội quân Thanh xâm lược vào tết Kỷ Dậu 1789, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Tiếc rằng, cái chết đột ngột của Quang Trung đã khiến nhiều thứ dang dở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?