9 ga tàu bỏ hoang thành điểm du lịch hút khách
Đá Rosetta: Giải mã những chữ tượng hình bí ẩn của Ai Cập cổ đại / Hiện tượng kì lạ ở Australia: Lợn hoang cứu cá sấu hiếm thoát khỏi cảnh tuyệt chủng
Tại một số quốc gia, vận tải đường sắt không còn được khai thác. Tàn dư còn lại là những nhà ga, đoạn đường sắt bỏ hoang, bao quanh là khung cảnh thiên nhiên thanh bình.
Nhiều nhà ga từng được đầu tư xây dựng hoành tráng với kiến trúc đẹp nhưng không còn bóng người qua lại ở thời đại nhiều phương tiện giao thông khác phát triển. Những ga tàu bỏ hoang đó trở thành điểm du lịch, lưu giữ giá trị lịch sử. Dưới đây là 9 nhà ga có kiến trúc đẹp tờ Time Out gợi ý du khách nên ghé thăm.
Ga tàu Canfranc (Tây Ban Nha)
Đường lên dãy Pyrenees (Tây Ban Nha) gợi lại những hồi ức về ga tàu Canfranc. Tuyến đường sắt này từng là niềm tự hào của người Tây Ban Nha từ năm 1928.
Ga tàu Canfranc
Tuy nhiên, nhà ga bên sườn núi này trải qua nhiều biến động và có kết cục không mấy tốt đẹp. Nơi đây từng xảy ra hỏa hoạn, sau đó là nơi trú ngụ của những kẻ buôn lậu và ngưng hoạt động năm 1970.
Từ năm 2013, địa điểm này mở cửa cho khách du lịch đến tham quan. Theo Time Out, lượng khách ghé thăm nhà ga thậm chí nhiều hơn số năm hoạt động. Hiện, ga tàu đang được tu sửa lại thành khách sạn và sớm nhận khách lưu trú trong tương lai gần.
Tàu điện ngầm tòa thị chính (New York, Mỹ)
Ga tàu nằm ngay bên dưới tòa thị chính New York này chính thức ngừng hoạt động từ năm 1946. Hơn 70 năm qua, công trình trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến New York.
Nhà ga Vysehrad (Prague, CH Czech)
Các công trình kiến trúc ngoạn mục có mặt khắp mọi nơi tại Prague. Sự diễm lệ của phong cách hội họa Art Nouveau tô điểm mọi ngóc ngách của thành phố này. Tuy nhiên, đằng sau sự choáng ngợp đó là những vẻ đẹp bị quên lãng, ga tàu Vysehrad là một điển hình.
Không khó để hình dung ra vẻ mỹ miều một thời của nơi này trước khi thời gian bào mòn. Chuyến tàu cuối cùng rời nhà ga này vào năm 2002. Kể từ đó, công trình này bị bỏ quên.
Nhờ mạng xã hội và những du khách thích khám phá, nhà ga Vysehrad được hồi sinh, trở thành điểm check-in hút khách tại Prague.
Nhà ga thành phố Jersey (Mỹ)
Sự phát triển của các phương tiện giao thông đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của tuyến đường sắt tại thành phố Jersey từ năm 1967.
Điều còn lại sau cùng là vẻ đẹp mang đậm phong cách kiến trúc Richardsonian Romanesque tại nhà ga trung tâm thành phố này. Lưu giữ được giá trị kiến trúc, công trình trở thành phim trường nổi tiếng, đồng thời là điểm du lịch hút khách.
Ga Gudauta (Abkhazia)
Nhà ga này lưu giữ lịch sử đầy biến động của Abkhazia vì từng là nơi diễn ra những cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Ngày nay, nhà ga chỉ còn lại những tàn dư đổ nát, nhưng vẫn thu hút khách du lịch đến tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Ga Gudauta nằm ở vị trí trung tâm của một thị trấn cạnh Biển Đen với vỏn vẹn 10.000 hộ dân. Mặc dù bị hư hỏng nhiều, nhà ga vẫn toát lên vẻ đẹp tráng lệ. Khu vực bên ngoài và sảnh chính là những góc check-in thu hút du khách.
Nhà ga Psyrtskha (Abkhazia)
Tọa lạc tại thị trấn Akhali Atoni, cách Sukhumi khoảng 22 km, ga Psyrtskha có diện tích nhỏ, xung quanh rợp bóng cây xanh. Đường hầm bên cạnh nhà ga vẫn còn tuyến đường sắt hoạt động. Tuy nhiên, nhà ga này đã ngưng đón khách từ lâu.
Nhà ga trung tâm Michigan (Mỹ)
Mặc dù sở hữu kiến trúc choáng ngợp, nhà ga Trung tâm Michigan đã ngừng hoạt động từ năm 1988. Sự tồn tại của nhà ga ngày nay như gợi lại lịch sử của Detroit, thành phố lớn nhất tiểu bang Michigan.
Địa điểm này từng xuất hiện trong nhiều bộ phim và MV âm nhạc trước khi chính thức bị khai tử. Sảnh chờ chính được mô phỏng theo phong cách nhà tắm La Mã cổ đại. Các bức tường được làm bằng đá cẩm thạch, kết hợp với trần nhà mái vòm, kèm theo đó là nhiều hoa văn bắt mắt. Năm 2018, Ford đã mua lại công trình này và đang lên kế hoạch cải tạo.
Ga Garub (Namibia)
Những chuyến tàu tại đây từng băng qua sa mạc hoang vu Garub. Vùng đất khắc nghiệt với "đặc sản" bão cát đã chứng kiến những chuyến tàu công nghiệp chạy qua Namibia, vận tải nhiên liệu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, nhà ga trở thành điểm chụp hình nổi tiếng Namibia. Du khách đến đây được cảnh báo nên cẩn thận với những bầy ngựa hoang gần nhà ga.
Ga Anhalter Bahnhof (Berlin, Đức)
Nhà ga này từng có một khoảng thời gian hoạt động ổn định trước khi bị đóng cửa vào năm 1952. Vào thời gian đó, nhiều nhà ga xe lửa tại Berlin bị phá hủy, đa số là những công trình được xây dựng từ giữa thế kỷ 19.
Anhalter Bahnhof tránh khỏi số phận bị phá hủy bởi sự phản ứng kịch liệt của người dân. Công trình này là minh chứng cho những biến động lịch sử nước Đức thế kỷ 20.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ