95% đại dương chưa được khai phá, vậy có khả năng nào Megalodon vẫn còn sống?
Những khoảnh khắc 'siêu độc' trong thế giới động vật / Cá mập trắng khổng lồ chết bí ẩn gây hoang mang
Có lẽ giờ đây "The Meg" - bộ phim nói về siêu cá mập megalodon đã phần nào hạ nhiệt. Bộ phim được xây dựng trên ý tưởng bên dưới vực Mariana vẫn còn một vùng biển nữa, và ở đó thì megalodon (gọi tắt là The Meg) vẫn còn tồn tại.
Dù vấp phải nhiều ý kiến phê bình về nội dung và tính logic, thì cũng chẳng thể phủ nhận rằng về mặt kỹ xảo, nhà sản xuất đã khắc họa được hình ảnh megalodon khá tốt. Nhưng hãy thử đặt câu hỏi, cứ cho là dưới Mariana còn một vùng biển nữa, thì ở đó The Meg có còn tồn tại hay không?
Để ngắn gọn thì câu trả lời là Không. Với độ sâu như ở vực Mariana, áp suất nơi ấy là quá lớn để The Meg có thể tồn tại.
Vậy còn các vùng nước khác thì sao? Dù gì thì 95% đại dương vẫn chưa được khai phá?
Megalodon - ông hoàng của đại dương
Megalodon (hay Otodus megalodon) là những con quái vật từng tung hoành khắp đại dương 16 triệu năm trước, và được xác định đã tuyệt chủng được 1,6 triệu năm từ thế Pliocene.
Có thể nói, chúng là những con cá mập lớn nhất trong lịch sử hành tinh này. Chúng dài tới 18m (một số cá thể thậm chí đạt 25m), lớn gấp 3-4 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay. Đặc biệt, bộ hàm của Megalodon không khác gì một cỗ máy xay thịt với gần 300 cái răng, mỗi cái dài 20cm và lực cắn mạnh còn hơn khủng long bạo chúa.
Bộ hàm khổng lồ với gần 300 chiếc răng, trông như một cỗ máy xay thịt
Với một cơ thể và vũ khí quá khủng như vậy, megalodon là một ông hoàng. Chúng săn những con cá voi to nhất, và chẳng có nổi một kẻ thù thực sự trên đại dương rộng lớn kia.Sau này, một loạt biến cố xảy ra khiến khí hậu thay đổi, lượng thức ăn ngày càng giảm đi. Đây được cho là lý do khiến "The Meg" vĩnh viễn biến mất khỏi Trái đất này.
Nhưng dù vậy, vẫn còn rất nhiều người tin rằng ở đâu đó trên đại dương, chúng đang tồn tại.
Khoa học nói gì về The Meg
Nhiều người tin, nhưng các bằng chứng lại đang không ủng hộ niềm tin ấy. Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ hóa thạch nào mang niên đại thấp hơn con số 2 triệu năm.
Megalodon là một con cá mập, vì thế chúng có tập tính liên tục thay răng. Thế nên nếu The Meg vẫn còn ở đâu đó dưới đại dương, chúng ta hẳn phải thấy dấu vết của đống răng ấy rồi.
Hoặc ít nhất, cũng là dấu vết con mồi của chúng dạt vào bờ. Vết cắn của megalodon chắc chắn không thể lẫn vào đâu được.
Trên thực tế, con người đã từng tìm ra một loài cá vốn những tưởng đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước, đó là cá vây tay. Sự kiện ấy khiến nhiều người tin rằng megalodon cũng vậy. Nhưng bất kỳ ai suy nghĩ logic một chút cũng hiểu rằng cá vây tay thì nhỏ hơn rất nhiều, nên dễ dàng thoát khỏi tầm mắt của con người.
Hơn nữa, các bằng chứng hóa thạch cho thấy megalodon thích các vùng nước nông và ấm. Chúng không phải loài vật thích trú ngụ ở biển sâu, nên việc tự nhiên The Meg mò xuống đó cũng khó lòng có được lời giải thích hợp lý.
Trong một nghiên cứu vào năm 2014 từ ĐH Zurich (Thụy Sĩ), các chuyên gia đã thử tính toán khả năng The Meg còn tồn tại. Và tỉ lệ ấy chỉ rơi vào khoảng... 1%.
"Chúng tôi bác bỏ mọi giả thuyết về sự tồn tại của megalodon ngày nay" - trích trong bản báo cáo. "
Vậy đấy! Ít nhất thì theo khoa học ngày nay, megalodon đã tuyệt chủng rồi. Mọi ý kiến về sự tồn tại của chúng chỉ dừng ở mức... giả tưởng, không có thật và vô lý y như phim The Meg vậy!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất