Ai giúp chúa Nguyễn xây dựng quân đội? (Phần 1)
Bất ngờ phát hiện cá sấu 'từ trên trời rơi xuống' / Phát hiện 'quả trứng lạ' khổng lồ biết bay nghi là UFO
Đó là Đào Duy Từ - một nhà quân sự, nhà thơ, một danh thần thời Nguyễn. Ông có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ sở xã hội và một quân đội hùng mạnh.
Sau khi Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết, binh quyền giao cả lại cho em rể Trịnh Kiểm để phù Lê diệt Mạc. Nguyễn Hoàng, con trai Nguyễn Kim, sợ uy quyền của anh rể, mới nói với chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ (1558), Trịnh Kiểm tâu với Vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hoá.
Sau khi Nguyễn Hoàng vào đến Thuận Hoá, điều đầu tiên là lo luyện tập quân lính, xây đồn đắp lũy để phòng vệ kẻ địch tiến đánh. Vùng Thuận Hoá tuy có nhiều sông, nhưng các sông không lưu thông với nhau, giữa lòng sông thường có doi cát nổi, thuyền bè đi lại hay bị ngừng trệ, cho nên mặt quân thuỷ không thể phát triển mạnh được như ở ngoài Bắc vừa có nhiều sông to, có nhiều nhánh sông giao lưu với nhau, ngoài ra còn có hệ thống kênh đào thông thương. Vì vậy, Nguyễn Hoàng chú trọng đến mở mang lục quân và kiến thiết xây dựng các đồn ải.
Khi đồn lũy đã tạm yên ổn, binh lương đã sung túc, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, con trai thứ sáu của Nguyễn Hoàng ra mặt không thần phục vua Lê chúa Trịnh, sai tướng đem quân chiếm đất Nam Bố Chính ở phía Nam sông Linh Giang nên danh thế. Từ đó mâu thuẫn giữa họ Trịnh ở phía Bắc và họ Nguyễn ở phía Nam trở nên căng thẳng.
Năm Đinh Mão (1627), Nam, Bắc khởi cuộc binh đao, Trịnh - Nguyễn đều dàn quân trên tả ngạn sông Nhật Lệ - tục gọi là sông Đồng Hới, có một bức lũy làm giới hạn. Tướng Nguyễn chưa kịp chuẩn bị, bèn dùng kế phao tin ngoài Bắc có biến. Trịnh Tráng không biết thực hư thế nào bèn rước vua Lê và quân lính trở về Bắc. Trước tình hình đó, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bèn nghĩ ngay đến việc phòng thủ tăng cường quân lính, lập đồn ải ở các nơi hiểm yếu để ngăn chặn quân địch.
Tranh minh họa. |
Người được sai xây lũy
Tại biên giới miền Nam có một hải khẩu thường gọi là Cửa Sài (tức cửa Đồng Hới). Các thuyền chiến của quân địch muốn vào đất Nguyễn tất phải qua Cửa Sài, cho nên Cửa Sài và vùng lân cận là một nơi hiểm yếu, vì vậy cần phải nghĩ cách phòng ngự. Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên sai Nội tán Đào Duy Từ nghiên cứu xây một thành lũy dài ở cửa sông Nhật Lệ theo dọc bức trường thành đã đắp tạm từ năm 1627 làm giới hạn cho hai quân Trịnh - Nguyễn.
Đào Duy Từ vốn là người làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Ông là con nhà xướng ca Đào Tá Hán, nên Đào Duy Từ không được đi thi, ông phẫn chí tìm đường vào Nam kiếm sống. Ông đã từng đi chăn trâu thuê cho một gia đình ở xã Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (nay là Bình Định). Tại đây Đào Duy Từ đã làm bài Ngọa Long Cương để tự ví mình với Gia Cát Lượng. Sau quan Khám lý là Trần Đức Hoà, tước Cống quận công biết Đào Duy Từ là người có tài, đem về nuôi, lại gả con gái cho, rồi đưa dâng chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Chúa Sãi thu dụng Đào Duy Từ, cho làm Nha uý và Nội tán, phong làm Lộc khuê hầu. Đào Duy Từ giúp Sãi Vương được 8 năm thì mất, thọ 63 tuổi.
(Còn nữa)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ