Ai là người cai quản đỉnh Olympus vĩ đại và những điều chưa biết về 'Vua của các vị thần'
Những điều chưa biết về Horus, 'con mắt ngàn năm'' có thật trong thần thoại Ai Cập / Phát hiện hình vẽ chó săn địa ngục và nhân mã thần thoại trên ngôi mộ 2.200 năm tuổi
Sự ra đời của Zeus và cuộc chiến sinh tồn tạo nên vị "Vua của các vị thần"
Truyền thuyết Hy Lạp kể rằng, Thần Zeus đã thoát khỏi hiểm cảnh bị cha nuốt chửng vì từng nói một trong những người con sẽ lật đổ ông. Vì vậy, Rhea đã đem Zeus giấu ở một hang động ở Crete và nhận được sự giúp đỡ của Gaia.
Theo một giai thoại khác, Zeus được một con dê thần có tên Amalthea nuôi dưỡng khi còn nhỏ. Khi trưởng thành, Chúa tể các vị thần - Zeus đã đánh bại cha mình và giải thoát cho các anh chị em - những người bị Kronos nuốt chửng vào trong dạ dày. Sau cuộc chiến chống lại người cha, Zeus trở thành vị thần đầy quyền năng. Ông cùng với thần Hades và Poseidon cai quản thế giới.
Thần Zeus có hàng chục người con với 12 vị thần, chưa kể đến những người phàm và tiên nữ khác. Người vợ quyền lực nhất của Zeus là nữ thần Hera. Vị nữ thần này chính là chị của thần Zeus. Trong thần thoại, Zeus thường được miêu tả là một người đàn ông cao lớn, cường tráng, bộ râu màu đen hoặc màu xám và mái tóc xoăn dài.
Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình bị cha nuốt chửng, Zeus đã nổi loạn chống lại cha và buộc cha phải nhả các anh các chị của chàng ra. Kronos già nua không chống lại được sức khỏe của Zeus cùng với sự giúp sức của nữ thần Gaia và nữ thần Trí Tuệ Metis - vợ thứ nhất của Zeus.
Không bao lâu sau, Zeus liên minh với các anh em của mình, tuyên chiến với Kronos và với các thần khổng lồ Titan để giành quyền cai trị thế giới. Họ tìm đến những người khổng lồ một mắt nhờ chế tạo ra các loại vũ khí quyền lực. Họ đã tạo ra chiếc mũ tử thần cho Hades, vua địa ngục, cây đinh ba cho Poseidon, vua của biển cả và tia sét dành cho thần Zeus.
Sau đó Zeus đã giết Kampe (ác nữ rồng canh gác địa ngục) để giải thoát các Cyclop và Hekatonkheire cũng như yêu cầu họ tham chiến. Những Cyclop và Hekatonkheire đã giúp xây dựng nên lâu đài ở đỉnh Olympus và chế tạo vũ khí cho các vị thần Olympus.
Tên gọi các vị thần trên núi Olympus dùng để chỉ các thần thuộc thế hệ thần thứ hai sau thế hệ các thần khổng lồ, và sở dĩ họ được gọi như vậy là vì các vị thần nay đã lấy quả núi Olympus làm đại bản doanh trong cuộc giao tranh với các vị thần Titan. Nhưng nhiều khi tên gọi này lại được dùng để dành cho thần Zeus cùng đoàn tuỳ tùng của thần ngự trên núi Olympus sau khi ông đã phân chia quyền lực và lãnh địa cai quản cho các anh em của mình.
Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus.
Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mình thần Zeus đã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàng cung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông.
Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus.
Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người.
Đảm nhiệm vị trí là thần của bầu trời, Zeus hoàn toàn kiểm soát gió, bão, mưa, độ ẩm, mây, sấm chớp và thời tiết. Ngài trị vì các vì sao, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời, quyết định tuổi thọ của con người và cả thời gian. Ông còn có thể kiểm soát toàn bộ sức mạnh của các con, chị em của ông và Zeus có thể ban tặng hoặc tước đoạt sức mạnh ấy một cách dễ dàng.
Zeus cũng có thể kiểm soát cả vận mệnh tuy nhiên vẫn chưa mạnh bằng các tiên nữ thời khắc –Moirae hay các vị thần thuở sơ khai. Về mặt sức mạnh thể chất, Zeus có thể nâng cả một ngọn núi và di chuyển với một tốc độ kinh ngạc. Zeus mạnh đến mức có thể ra lệnh cho toàn bộ các thần Olympus và các anh chị của mình. Ông mạnh hơn hầu hết các thần nhưng vẫn phải e dè trước sức mạnh của 2 người anh là Poseidon và Hades.
Zeus chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lê, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Zeus trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Zeus chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.
Đền thờ thần Zeus
Khoảng năm 437 tr.CN, Pheidias, vì lý do chính trị phải rời Athens để sống lưu vong. Ông đến Olympia theo yêu cầu của hội đồng xây dựng đền thờ Zeus. Trước đó, ông đã hoàn thành bức tượng bằng ngà và vàng nổi tiếng Athena ở điện Pantheon và một bức tượng nữ thần khác cũng đẹp mắt không kém, cao gần 10 m (33ft) ở Acropolis.
Nhiệm vụ của Pheidias ở Olympia là thiết kế và dựng lên một hình ảnh để sùng bái thần Zeus đặt bên trong đền Doric. Kết quả thật phi thường: ông phác thảo một bức tượng bằng ngà và vàng cao 13m (43ft) đặt trên một phần đế bằng đá cẩm thạch cao 1 m (3,3ft). Toàn bộ công trình lấp kín cả đầu phía tây của ngôi đền - một kỳ công nếu xét về nguyên liệu chế tác và diện tích mặt bằng - chỉ có thể thưởng lãm khi đứng cách xa vì những tấm bình phong có hình vẽ bao quanh phần đế che khuất tầm nhìn.
Mặc dù không có công trình nào của Pheidias còn lưu giữ cho đến nay, nhưng rõ ràng ông có khả năng thực hiện công trình điêu khắc to hơn người thật, tinh xảo, hoàn mỹ trong chất liệu ngà. Tuy nhiên, ông chưa hề, hay bất kỳ ai khác cũng thực hiện một công trình bằng chất liệu ngà với kích thước đồ sộ như thế, cho đến khi ông thực hiện tượng Athena cho điện Parthenon. Kỹ thuật không phải dễ, đòi hỏi nhiều kỹ năng trong chế tác kim loại, gỗ cũng như ngà.
Càng về cuối thế kỷ 4 sau CN, tín đồ Cơ Đốc cấm đoán tất cả mọi sự sùng bái ngoại giáo khác. Điện thờ ở Olympia không còn sử dụng và các kỳ thi Thế vận Olympic cũng không được tổ chức nữa. Tuy nhiên tượng thần Zeus ở Olympia vẫn còn sức thu hút mọi người đến mức người ta di dời bức tượng về Constantinople (Istanbul). Năm 462 sau CN, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã tàn phá thành phố và thiêu hủy bức tượng. Bức tượng thần Zeus ở Olympia không hề có bản sao - tất cả những gì chúng ta biết được về bức tượng là qua sự mô tả trong các ghi chép thời cổ đại và bản vẽ phác ở các đồng tiền thời xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ