Ai là người thảo bản hịch cho vua Duy Tân?
Những sự thật 'kinh hoàng' về tàu Titanic huyền thoại / Sài Gòn năm 1966 đẹp 'mê mẩn' trong ảnh của Mikey Walters
Bị phản bội
Tú Hằng, tên thật là Võ Hằng (1877 - 1949) quê ở thôn Tân Phước, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tú Hằng xuất thân từ một gia đình nho học, thuở nhỏ theo nghiệp bút nghiên, nổi tiếng là thông minh hay chữ. Ông đỗ Tú tài khoa Quý Mão (1903) tại trường thi Bình Định, nên từ đó mọi người thường gọi là Tú Hằng.
Đầu thế kỷ XX, Võ Hằng gia nhập hội Duy Tân ở Quảng Ngãi do Lê Đình Cẩn chủ xướng. Trong những năm 1907 - 1908, Võ Hằng hoạt động trong các phong trào Đông Du, gắn liền với phong trào cải cách xã hội, "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" và phong trào "cự sưu, khất thuế" ở Quảng Ngãi. Cuối năm 1908, theo đường dây bí mật của tổ chức cách mạng, Võ Hằng đã bố trí đưa Nguyễn Bính, Võ Quán xuất dương sang Trung Quốc. Sau khi hai người đi trót lọt, Võ Hằng viết thư báo cho Phạm Huyền, người trong tổ chức ở Quảng Ngãi biết. Không ngờ Phạm Huyền đã phản bội tổ chức, đem thư đó nộp cho tuần vũ Quảng Ngãi. Võ Hằng bị bắt đưa về giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Toàn bộ tài sản nhà cửa của ông bị tịch thu.
Thực dân Pháp dùng nhiều cực hình tra tấn Võ Hằng, hòng moi ra được tổ chức cách mạng, nhưng Võ Hằng đã tuyệt thực để phản đối, trước sau không khai báo một điều gì. Nhờ vậy, các cơ sở cách mạng vẫn tiếp tục hoạt động. Võ Hằng bị kết án 5 năm tù.
Vua Duy Tân chuẩn bị xuất cung. |
Bài hịch khiến vua Duy Tân cảm động
Trong thời gian bị giam cầm ở nhà lao Quảng Ngãi, Võ Hằng vẫn tìm cách liên lạc với tổ chức Việt Nam Quang phục hội và được tổ chức trên giao cho việc thảo bản hiến chương (còn gọi là bản hịch) bằng tiếng Hán. Thảo xong, thông qua Lê Ngung, Nguyễn Thụy rồi gửi ra ngoài cho Thái Phiên và Trần Cao Vân duyệt lại lần cuối, rồi trình lên vua Duy Tân.
Khi xem xong bản hịch, vua Duy Tân rất cảm động đồng tình chấp thuận và châu phê 8 chữ ở dưới: "Dân ố ố chi! Dân háo háo chi!" (nghĩa là dân ghét là ta ghét! Dân muốn là ta muốn!), rồi nhà vua cho đóng ấn "Văn lý mật sái" được phép ban bố trong dân chúng khi khởi sự. Nội dung bản hịch nói lên sự khổ cực lầm than của nhân dân, thảm họa của đất nước, dân tộc và nêu lên ý chí quyết tâm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
Lời văn trong bản hịch có nhiều câu rất hào hùng "Trời sinh ra vua anh minh, chính trực có ý chí bài Pháp làm cho giang sơn được thịnh vượng, đất nước đã sinh ra người tuấn kiệt, có quyền thương dân đuổi giặc. Đức vua cha (Thành Thái) tội gì mà bị đi đày? Lăng tẩm vua Dực Tôn (Tự Đức) có gì mà bị quật bới".
Ngoài việc được giao thảo bản hịch nói trên, trong khi ở tù, Võ Hằng còn được giao nhiệm vụ trong kế hoạch khởi nghĩa đánh chiếm thành Quảng Ngãi đêm mồng 2 sáng ngày 3/5/1916 của Việt Nam Quang phục hội Quảng Ngãi như sau: "Trần Thêm, Trần Chăm phối hợp với Võ Hằng, Bùi Tự Cường, Phan Cảnh còn bị giam trong nhà tù Quảng Ngãi chỉ huy binh lính địch đóng ở tỉnh lỵ".
(còn nữa)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nằm mơ thấy kho báu dưới nhà, người đàn ông quyết đào lên không ngờ tìm thấy sông cá ngầm quý hiếm
CLIP: Báo săn hợp sức săn loài chim lớn nhất thế giới và cái kết bất ngờ
Phát hiện mỏ vàng lớn tại Trung Quốc, điều này có ảnh hưởng đến giá vàng ở thời điểm hiện tại?
Kỳ lạ bộ lạc chồng nhường phòng cho khách qua đêm với vợ, bản thân ra ngoài ngủ
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
CLIP: Đối đầu với đàn báo săn, linh dương đầu bò đón nhận cái kết mỹ mãn