AI vẽ lại chân dung Gia Cát Lượng, hậu thế: "Trên phim đẹp trai đầy khí chất, sao hình vẽ lại thành ra như vậy?"
Để lại cho con 1 bức thư, có lẽ ngay cả Gia Cát Lượng cũng không thể ngờ rằng sau gần 2000 năm vẫn giúp ích cho hậu thế / 8 sự thật thú vị về Gia Cát Lượng - nhà quân sự chiến lược vĩ đại thời Tam Quốc
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam quốc ở Trung Quốc.
Ông đã phò tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Tuy nhiên, năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng ông bị bệnh mất trong doanh trại. Song cái chết của ông vẫn còn rất nhiều bí ẩn trong dân gian.
Hình tượng của Gia Cát Lượng được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).Gia Cát Lượng là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tài năng trên rất nhiều lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật cho tới giáo dục, phong thủy, văn chương, phát minh kỹ thuật. Trong lịch sử thế giới, rất hiếm người có tài năng toàn diện trên khắp các lĩnh vực như ông.
Thời kì Tam Quốc có nhiều quân sư giỏi khác như Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia, Pháp Chính, Lỗ Túc… nhưng tài năng của họ cũng chỉ giới hạn ở một vài phương diện chứ không ai đa tài được như Gia Cát Lượng. Thậm chí cả về ngoại hình, Gia Cát Lượng cũng phi phàm hơn người.
Chân dung Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ
Trong phim ảnh thời hiện đại, Gia Cát Lượng hiện lên với dáng dấp một người đàn ông nhã nhặn, có râu dài nhưng tinh tế, ăn nói từ tốn đầy khí chất, tay lúc nào cũng cầm một chiếc quạt lông vũ.
Khán giả đã quá quen với hình tượng Gia Cát Lượng trên phim, nhưng hình tượng đó chỉ được tạo dựng dựa trên tranh ảnh mô tả hoặc ý đồ của đạo diễn/biên kịch mà thôi.
Thật ra trong tư liệu lịch sử có rất ít thông tin về ngoại hình hay dung mạo của Gia Cát Lượng. Chỉ duy nhất một câu trong bộ chính sử "Tam quốc chí" của Trần Thọ (một sử gia, trước làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong sang làm quan cho nhà Tây Tấn).
Sử quan Trần Thọ mô tả Gia Cát Lượng "có khí chất anh bá, thân cao tám thước, dung mạo khôi vĩ khác hẳn người thường".
Qua đó có thể biết được: Gia Cát Lượng sở hữu chiều cao khoảng 1m90 (tính theo quy chuẩn 1 thước bằng 23,75cm thời Tam quốc), vóc dáng cao to tỏa ra khí chất của vị anh hùng mạnh mẽ, gương mặt điển trai không hề tầm thường.
Có thể thấy, Gia Cát Lượng trong phim ảnh cũng phần nào giống với mô tả trong lịch sử.
Song dưới sức mạnh của trí tạo nhân tuệ (AI), cư dân mạng đã “sụp đổ” trước những bức hình chân dung của Gia Cát Lượng mà AI đã vẽ ra dựa trên một số tranh vẽ cổ.
Khác với phim ảnh, Gia Cát Lượng qua “đôi tay tài ba” của AI hiện lên thật trông có phần “già cỗi và kém sắc”, thậm chí còn nhầm lẫn mũ đội của ông thành tóc. Chỉ nhìn từ chân dung cũng có thể đoán được ông không hề có chiều cao gần 1m90, dung mạo cũng không tuấn tú, điển trai như mô tả trong lịch sử.Ở bức hình này, Gia Cát Lượng được đánh giá “trông ổn hơn” so với bức hình trên. AI đã phân biệt được đâu là mũ, đâu là tóc của vị thừa tướng. Đồng thời, mặt mày, đường nét cũng rõ ràng, khỏe mạnh hơn, phần nào cũng thể hiện được khí chất của một người sở hữu sự anh minh và trí tuệ tài ba thời Tam quốc.- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Loại ‘gỗ nhân tạo’ bền hơn thép gấp 5 lần: Vật liệu thế hệ mới được nhà sản xuất hàng đầu thế giới sử dụng