Sau hành trình kéo dài 5 tháng ròng rã, nhiếp ảnh gia người Đức Albert Frisch đã thành công ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Amazon nguyên sơ và cuộc sống của các bộ lạc tại khu rừng được ví như lá phổi xanh của Trái đất.
Bộ ảnh hiếm về hôn lễ quý tộc Trung Quốc thời nhà Thanh xưa, những gì khắc họa trong phim ảnh liệu có lừa dối? /
Loạt ảnh hiếm thời nhà Thanh: Cận cảnh dung mạo ái phi của hoàng đế Quang Tự, bức cuối mới thực sự hiếm có khó tìm
Gần 100 bức ảnh dưới góc máy của nhiếp ảnh gia người Đức từ năm 1867 đến 1868 được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby ở New York (Mỹ). Bộ sưu tập quý hiếm về những hình ảnh đầu tiên của rừng Amazon có giá từ 70.000-100.000 USD.
Để hoàn thành bộ ảnh về Amazon đầy hoang sơ, Albert Frisch phải trải qua hành trình đi bộ và chèo thuyền suốt quãng đường gần 1.600km. Với nhiệm vụ khảo sát khu rừng nhiệt đới, ông đã ghi lại nhiều bức ảnh quý giá về hệ động vật, thực vật, cùng những hình ảnh hiếm về người bản địa Miranha và Ticuna.
Trong hành trình 5 tháng, Albert Frisch sử dụng phương pháp “collodion” – một trong những kỹ thuật phổ biến của nhiếp ảnh giai đoạn đầu. Để lưu lại những bức ảnh chân dung, ông phải chụp riêng nhân vật và bối cảnh nền, trước khi ghép thành tấm ảnh hoàn chỉnh. Dù với mục đích khảo sát khoa học, những bức ảnh của Albert Frisch vẫn được đánh giá đầy tính nghệ thuật dựa trên bố cục, góc độ và vẻ đẹp của môi trường tự nhiên và những công trình của các bộ tộc bản địa.
Bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức phần nào cho thấy sự khác biệt của rừng Amazon xưa và nay, đặc biệt sau thảm họa cháy nghiêm trọng tại Brazil hồi tháng 8-2019. Hình ảnh về chiếc thuyền độc mộc Albert Frisch sử dụng trong suốt quá trình khám phá Amazon. Sau 150 năm lưu giữ, bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức lần đầu tiên được công bố rộng rãi tại Mỹ trong tháng 10-2019.
Theo Văn hiến plus