Ảnh không thể lãng quên về các ông đồ ở Việt Nam xưa
Cùng sự suy tàn của nho học, nghề ông đồ bắt đầu mai một từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Cùng xem những hình ảnh tư liệu quý về các ông đồ ở Việt Nam xưa.
Sự thật 'Kinh hoàng' về đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng / Trăn Anaconda và cá sấu ác chiến 'kịch liệt' và cái kết 'không có hậu'
Ông đồ là cách gọi dân gian dành cho những người có học vấn nhưng không làm việc ở chốn quan trường mà kiếm sống bằng nghề dạy học, viết chữ thuê..."Mùa vụ" quan trọng nhất của ông đồ là dịp Tết Nguyên Đán, vì người Việt xưa có tục xin chữ để cầu may mắn, an bình vào ngày đầu xuân.Một số ông đồ cho chữ tại nhà hoặc có cửa hàng riêng, nhưng đa phần trải chiếu ngay bên đường để cho chữ.Địa điểm hành nghề của ông đồ thường là cổng đình, chùa hoặc bên những con phố đông người qua lại.Ở Hà Nội xưa, Hàng Bồ được biết đến là con phố có nhiều ông đồ hoạt động vào ngày Tết.Cùng sự suy tàn của Nho học, nghề ông đồ bắt đầu mai một từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Theo thời gian, số người hành nghề viết chữ trên phố phường vào dịp Tết chỉ còn rất ít.Nhà thơ Vũ Đình Liên đã cảm thán về điều này qua bài thơ Ông đồ (sáng tác năm 1936). Khổ cuối bài thơ là những lời tiếc nuối: Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?Ngày nay, do sự nở rộ của trào lưu thư pháp, nghề "ông đồ" dường như đã hồi sinh vào ngày Tết. Điều này có thể coi là sự tiếp nối một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên
Cột tin quảng cáo