Ảnh mới nhất về cảnh tượng chưa từng thấy ở sao Hỏa
Miệng núi lửa Danielson. Mùa đông tạo nên những lớp băng carbon dioxide mỏng bao phủ cồn cát ở các cực. Vào mùa xuân, lớp băng này bốc hơi và hiện tượng rã đông diễn ra theo chiều thẳng đứng từ đáy cồn cát lên. Quá trình này “bẫy” khí ở khu vực giữa lớp băng và cát. Khi băng tan, khí phun ra từ các vết nứt và kéo theo cát. Điều đó tạo ra hình ảnh với vùng tối trông như chiếc bánh quy cạnh phần sáng “phết kem”. Ở phía bên phải của hình ảnh là những đụn cát hình lưỡi liềm hợp lại thành những “rặng núi” hướng gió. Dựa vào những hình ảnh này, các nhà khoa học nhận định chính những cơn gió thứ cấp là yếu tố định hình cồn cát. Mars Reconnaissance Orbiter của NASA cũng chụp lại được hình ảnh ở miệng núi lửa Danielson rộng 67,5km nằm ở phía Tây Nam sao Hỏa. Trong miệng núi lửa, đá và cát đã bị đóng băng sau khi kết dính lại với nhau. Cát ở đây có màu xanh lam, nằm rải rác trên các rặng núi. Lượng trầm tích trong miệng núi lửa đã thay đổi qua nhiều năm với một số khu vực không bị xói mòn trong khi những khu vực khác đã hoàn toàn bị xóa sổ. Điều này gây ra các lớp đất đá nhấp nhô giống như bậc thang. (Ảnh: CNN).
Hình ảnh bán cầu Valles Marineris của sao Hỏa thực ra là ảnh ghép từ 102 bức ảnh chụp bởi Tàu vũ trụ Viking. Trung tâm khu vực là hẻm núi Valles Marineris dài hơn 2.000km và sâu hơn 8km. (Ảnh: CNN).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt