Ảnh: Phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam
Một số lượng lớn người dân, sinh viên Mỹ đã xuống đường biểu tình, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam.
Bộ ảnh tuyệt đỉnh về cuộc sống của động vật hoang dã / 12 bãi biển “chết chóc” có độ nguy hiểm nhất hành tinh
Nhóm nữ sinh viên thuộc ĐH U.C. Berkeley phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phần lớn các hoạt động phản đối chiến tranh bắt đầu xuất hiện ở các trường đại học, cao đẳng. Trong số những nhóm, tổ chức phản đối chiến tranh có Tổ chức Sinh viên vì một xã hội dân chủ (Students for a Democratic Society – SDS).
Hơn 1.000 người dân ở Chicago, tiểu bang Illinois, Mỹ đã xuống đường biểu tình, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Họ còn phản đối một số chính sách của Tổng thống Lyndon Johnson.
Đây là 4 trong số 8 nhà hoạt động phản đối chiến tranh bị buộc tội âm mưu, kích động bạo lực vào năm 1968. 7 người ban đầu bị xác định là có tội nhưng sau khi kháng cáo đã lật ngược được bản cáo trạng.
Mark Rudd - lãnh đạo sinh viên ĐH Columbia vì một xã hội dân chủ đã tổ chức cuộc biểu tình năm 1968. Sinh viên đã xuống đường biểu tình, đánh chiếm 5 tòa nhà chính quyền và một số trường đại học đã phải tạm thời đóng cửa.
Ngày 15/11/1969, hơn 50.000 người biểu tình ở Washington, DC đã xuống đường phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam với quy mô lớn. Đây là một trong những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Cựu chiến binh ở Washington, DC ném quân phục, huy chương qua hàng rào Tòa nhà Quốc hội để phản đối chiến tranh.
Ngày 30/4/1970, Tổng thống Nixon tuyên bố mở rộng cuộc chiến tranh và huy động thêm hơn 150.000 binh sĩ tham chiến. Quyết định này khiến làn sóng biểu tình ở các trường đại học, cao đẳng ngày càng lan rộng.
Cảnh sát Mỹ đã phải đối mặt với tình trạng một tòa nhà ở ĐH tiểu bang Kent bị người biểu tình phóng hỏa. Khi đó, cảnh sát đã nổ súng khiến 4 người thiệt mạng, 8 người khác bị thương.
William Schraeder, Allison Krause, Jeffrey Miller và Sandra Lee Scheuer là 4 sinh viên đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở ĐH tiểu bang Kent ngày 4/5/1970.
Người biểu tình bị lực lượng cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Metropolitan, Washington, Mỹ bắt giữ khi tổ chức cuộc biểu tình tại ĐH George Washington năm 1971.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
Cột tin quảng cáo