Bà hoàng si tình tới mê muội, giết hại con trai chỉ để bảo vệ nhân tình
Người phụ nữ tài sắc khiến Hoàng đế phá bỏ cả luật lệ triều đình
Những ghi chép của sử liệu về Hồ thị đến nay vẫn rất mơ hồ. Theo cổ điển Bắc sử diễn nghĩa, bà có tên là Hồ Tiên Chân, con gái của quan Tư đồ Hồ Quốc Trân, một vị quan của triều đình Bắc Ngụy.
Tương truyền rằng, ngày Hồ thị ra đời, bốn góc trời bỗng dưng ửng đỏ khiến toàn thể dân chúng ai nấy đều hết sức hiếu kỳ. Về sau, một người quận Kinh Triệu có tên Triệu Hồ vốn có tài coi tướng số, khi xem dung mạo của Hồ thị đã nói với Hồ Quốc Trân rằng bà là người có số đại quý, sẽ sớm lên bậc mẫu nghi thiên hạ.
Người cô của Hồ thị vốn theo nghiệp tu hành, thường vào cung giảng đạo. Một lần, bà có nhắc tới cháu gái Hồ thị của mình với hết lời khen ngợi đẹp người lại có đức, Tuyên Vũ Đế khi đó nghe được tin liền triệu bà vào cung, phong làm Thừa hoa (tước hiệu dành cho phi tần của Hoàng đế trong thời Bắc Ngụy).
Thời trước đó, nhà từng có trường hợp Thái hậu lộng quyền khiến triều đình đảo điên nên để tránh việc ngoại thích can chính, triều đình đã ra một quy định ngay từ thời lập quốc. Đó là nếu một Hậu phi nào hạ sinh con trai và người con đó được lập làm Thái tử thì nhất định người mẹ đó phải chết.
Cũng bởi quy định này mà hậu cung Bắc Ngụy thời đó có chuyện rất ngược đời. Thường thì trong tam cung lục viện, ai cũng mong mình mang được long thai, sinh hạ cho vua được quý tử. Thế nhưng các hậu phi Bắc Ngụy lại đều rất sợ sẽ sinh con trai bởi đó cũng chính là án tử cho mình.
Song Hồ thị khi ấy không hề sợ sệt mà nói rằng: "Thiên tử lẽ nào lại không có con trai, hà cớ gì sợ một thân chết mà làm hoàng gia phải mất nòi".
Tuyên Vũ Đế khi đó nghe được câu này liền tỏ ý khâm phục và bắt đầu để ý tới. Hồ thị còn từng tuyên rằng, nếu như sinh được quý tử cho vua mà bản thân phải chết cũng cam lòng. Điều này đã khiến một mỹ nhân như Hồ thị ngày càng được Tuyên Vũ Đế sủng ái.
Không lâu sau Hồ thị sinh được một con trai tên là Nguyên Hủ. Sự thông minh và nhan sắc tuyệt trần của Hồ thị đã khiến Tuyên Vũ Đế bác bỏ luật Tử quý, mẫu tử kia và phong bà từ Thừa hoa thành Sung hoa. Con trai Nguyên Hủ của bà cũng sớm được sắc phong làm Thái tử, vào vị trí nắm giữ quyền kế thừa ngai vàng sau khi vua cha qua đời.
Lâm triều nhiếp chính
Năm 515, Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế qua đời, con trai Hồ thị là Nguyên Hủ lên ngôi kế vị tức Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế khi mới vừa tròn 6 tuổi. Hồ thị khi đó thân là mẹ vua song vì chưa phải Hoàng hậu nên bà chỉ được phong làm Hồ Thái phi.
Cao Thái hậu tức vợ của tiên đế khi đó toan kế giết hại Hồ thị vì cho rằng con trai lên ngôi khi còn quá nhỏ, quyền lực ắt hẳn sẽ rơi vào tay Hồ thị. Song kế hoạch không thành nên Cao thị đã bất mãn rời bỏ chốn thâm cung để đi tu. Sau đó Hồ thị liền được phong làm Hồ Thái hậu.
Hồ Thái hậu như cá gặp nước, hổ thêm cánh khi các thế lực thù địch đều đã nhanh chóng được triệt hạ, con trai lại là vua đứng đầu một nước. Quần thần khi đó cũng gọi bà là Hoàng Thái hậu điện hạ, sau đó đổi thành Hoàng Thái hậu bệ hạ và bà cũng tự xưng là trẫm (tiếng xưng danh riêng cho vua) khi nhiếp chính.
Hồ Thái hậu khi đó được đánh giá là người phụ nữ hết sức thông minh. Bà có khả năng nắm bắt tình hình rất nhanh chóng song lại quá khoan dung với tội tham nhũng. Bà còn có thói quen vô cùng xa xỉ khi một lần bà cho mời hơn 100 vương công đại thần đến kho vải rồi đem phân phát tới cả nghìn tấn.
Trong quãng thời gian Hồ thị nắm quyền, triều đại Bắc Ngụy dần suy yếu khi người dân sống cảnh lầm than, gian thần lộng hành cướp bóc mà không sợ mang tội.
Bà Hoàng dâm đãng, đang tâm giết con để bảo vệ người tình
Nắm mọi quyền lực trong tay với chiếc ghế Hoàng Thái hậu song thực chất Hồ thị chỉ mới 33 tuổi. Tuổi còn rất trẻ lại chăn đơn gối chiếc, bà đã không chịu nổi cảnh lạnh lẽo và tìm cách tìm kiếm mỹ nam từ khắp nơi, thậm chí còn dâm loạn tới mức cưỡng bức đàn ông.
Sách Lương thư - Dương Hoa truyện từng viết rằng, Hồ Thái hậu khi đó nghe tin có mỹ nam nổi tiếng tên Dương Hoa liền ra lệnh triệu chàng vào cung. Mỹ nam này nghe nói liền sợ quá và bỏ trốn. Hồ thị tỏ lòng tiếc nuối đến mức sáng tác một khúc hát vô cùng bi ai có tên “Dương Bạch Hoa ca từ” để các cung nhân nỉ non hát suốt ngày.
Song sự việc đó không khiến người đàn bà hoang dâm này buồn bã hồi lâu. Bà đã nhanh chóng tìm được một nam tử trẻ trung có tên Nguyên Dịch để làm người tình cho mình.
Hồ Thái hậu khi đó vô cùng sủng ái Nguyên Dịch, thậm chí còn ban cho anh ta quyền lực lấn át cả hai đại trung thần bấy giờ là Nguyên Xoa và Lưu Đằng. Sự lộng quyền này đã gây ra không ít sự phản đối, không phục của các bậc quan trong triều đình.
Tháng 7 năm 520, Nguyên Xoa liên kết với Lưu Đằng bàn mưu tố cáo Nguyên Dịch mưu phản nhằm phát động chính biến giết chết Nguyên Dịch và bắt giam Hồ Thái hậu.
Năm 525, Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ khi đó đã 16 tuổi. Hồ Thái hậu bị giam cầm trong cung đã lâu liền năn nỉ con Nguyên Hủ nói với Nguyên Xoa cho bà được ra ngoài. Do đích thân Nguyên Hủ đề nghị nên Nguyên Xoa đã chẳng mảy may nghi ngờ mà thả Hồ Thái hậu ra ngoài.
Tuổi còn rất trẻ lại chăn đơn gối chiếc, bà đã không chịu nổi cảnh lạnh lẽo và tìm cách tìm kiếm mỹ nam từ khắp nơi, thậm chí còn dâm loạn tới mức cưỡng bức đàn ông. (Ảnh minh họa)
Hồ Thái hậu ngựa quen đường cũ, ngay khi vừa ra ngoài đã cấu kết với con trai và Cao Dương Vương Ung để đối phó với Nguyên Xoa. Nguyên Xoa sau đó đã bị bắt và xử tử khi bị tố câu kết với quân sáu trấn làm phản.
Trở lại nắm quyền, Hồ Thái hậu càng tiêu xài hoang phí và mải mê hưởng lạc với mối tình cùng đại thần Trịnh Nghiễm. Hiếu Minh Đế khi đó đã lớn nên tỏ lòng không thể chấp nhận sự chi phối quyền lực và những hành động tư thông của mẹ.
Hồ Thái hậu biết vậy liền tìm cách loại bỏ và giết hết những cận thần của Hiếu Minh Đế. Mối quan hệ giữa hai mẹ con họ ngày càng rạn nứt từ đó.
Năm 528, Hiếu Minh Đế yêu cầu cứu viện một tướng ở ngoại thành đưa quân vào để giết Trịnh Nghiễm. Hồ Thái hậu biết tin liền ra tay hạ độc giết chết chính con trai mình khi Nguyên Hủ Hiếu Minh Đế mới vừa tròn 19 tuổi.
Vị tướng kia khi hay tin Nguyên Hủ đã bị đầu độc liền khởi binh kéo quân vào triều đình để làm rõ về cái chết của tiên đế. Thấy tình hình nguy cấp, Trịnh Nghiễm vội cao chạy xa bay, Hồ Thái hậu cũng hoảng sợ mà xuống tóc đi tu để trốn nhưng vẫn bị bắt lại.
Từng được hoàng đế ân sủng rồi lên ngôi Thái hậu khi còn rất trẻ song sự hoang dâm và độc ác với chính con trai mình đã khiến Hồ thị gặp phải cái kết vô cùng cay nghiệt. Bà bị dìm xuống sông Hoàng Hà cho đến chết, kết thúc cuộc đời mẫu nghi thiên hạ đang tâm giết chết chính con mình để bảo vệ nhân tình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?