Khám phá

Ba Lan phơi bày tội ác diệt chủng của Đức quốc xã

Một triển lãm tố cáo tội ác diệt chủng man rợ của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ 2 khai mạc tại làng Treblinka, Ba Lan.

Càn Long và những điều “thầm kín” mà chưa được công bố / Có phải Đom đóm phát sáng để thu hút 'bạn tình'?

Treblinka cách thủ đô Warsaw khoảng 100km về phía Đông Bắc, đã đi vào lịch sử không những của Ba Lan, Châu Âu mà của cả thế giới khi tại nơi đây Đức quốc xã đã giam cầm, bóc lột sức lao động, đánh đập và giết chết khoảng 800.000 người Do Thái và 2.000 người Digan trong .

Ảnh tư liệu thời kỳ phát xít Đức vào Ba Lan. (ảnh: Getty)

Ảnh tư liệu thời kỳ phát xít Đức vào Ba Lan. (ảnh: Getty)

Đây là nơi có nhiều người Do Thái bị giết chết nhiều nhất trong số tất cả các trại diệt chủng do Đức quốc xã lập nên ngoại trừ trại tại Auschwitz. Chính phủ Ba Lan sau này đã dựng bia tưởng niệm tại làng tưởng nhớ những người đã bị giết chết dưới bàn tay dã man của Đức quốc xã.

Triển lãm trưng bày một loạt các bằng chứng mới tố cáo tội ác diệt chủng và bóc lột sức lao động của Đức quốc xã được Tiến sĩ Caroline Sturdy Colls của Đại học Staffordshire của Anh tìm thấy trong một đợt điều tra khảo cổ học tại khu tưởng niệm.

Ngoài những viên gạch đất nung màu cam còn sót lại từ các buồng hơi ngạt và hàng chục vật dụng cá nhân, trong đó có những chiếc trâm hoa hồng, triển lãm còn trưng bày các tài liệu của dự án bảy năm liên quan đến vị trí của các phòng hơi ngạt và các ngôi mộ tập thể, cũng như các tác phẩm của bảy nghệ sĩ phóng tác theo những phát hiện khảo cổ học.

Do tính chất lịch sử của trại, nhiều tổ chức đã bỏ công sức nghiên cứu đánh giá những bằng chứng hiện vật liên quan đến trại. Đã có nhiều cuộc tranh cãi nổ ra cho rằng, hủy hết tất cả các dấu vết khi rút khỏi làng năm 1943. Tuy nhiên những khám phá mới của tiến sĩ Caroline Sturdy Colls của Đại học Staffordshire Anh đã bác bỏ điều đó.

Ngày 2/8, những người sống sót vụ thảm sát 72 năm về trước đã tham gia buổi lễ kỷ niệm ngày Nổi dậy của những tù binh tại trại Treblinka. Trong số họ có ông Samuel Willenberg, người tù nhân cuối cùng chạy thoát còn sống sót.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm