Ba phụ nữ có số phận lạ lùng trong sử Việt
Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Đường đến Sapa / Sức mạnh 'kinh hồn' của 'thợ săn tốc độ' khét tiếng ở châu Phi
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng xuất hiện không ít phụ nữ có số phận được cho là khác lạ. Trong đó, trường hợp của Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng nhà Lý, hoàng phi họ Lê của Lê Uy Mục, Ngọc Bình công chúa của vua Lê Hiển Tông là những người có số phận lạ lùng nhất.
Cuộc đời chìm nổi của Lý Chiêu Hoàng
Là nữ hoàng duy nhất trong sử Việt, Lý Chiêu Hoàng vừa không bảo vệ được cơ nghiệp của nhà Lý, vừa chẳng quyết định được tương lai của bản thân. Cuộc đời bà trải qua những gập ghềnh, chông gai không ai có thể đoán định.
TheoĐại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) tên thật Lý Phật Kim, sau đổi tên thành Lý Thiên Hinh, con vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Năm 7 tuổi, Lý Chiêu Hoàng được cha nhường lại ngôi báu.
Lên ngôi khi còn quá nhỏ, quyền lực vương triều đã rơi hết vào tay họ Trần. Năm 1225, theo sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Lý suy vong, nhà Trần thay thế.
Tranh vẽ Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nguồn:Báo Bình Phước. |
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được sắc phong là Hoàng hậu Chiêu Thánh. Bảy năm sau, bà sinh con lần đầu nhưng hoàng tử mất ngay sau đó. Sợ Trần Thái Tông không có con trai nối ngôi, Trần Thủ Độ ép vua lập hoàng hậu mới, giáng Chiêu Thánh làm công chúa.
Trước liên tục những biến cố của cuộc đời, quá đau buồn và chán nản, bà xuống tóc đi tu. Thế nhưng, duyên nghiệp của vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử vẫn chưa kết thúc.
Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1257-1258), bà được phục hồi tước vị công chúa và được gả cho Lê Phụ Trần, người có công cứu giá vua Trần Thái Tông. Trong 20 năm chung sống bên chồng mới, Chiêu Thánh sinh được 2 người con.
Năm 1278, bà qua đời ở tuổi 60 trong một lần về thăm quê ở Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trong cuộc đời mình, Lý Chiêu Hoàng đã trải qua 7 danh vị. Từ công chúa, hoàng thái tử, nữ hoàng nhà Lý đến hoàng hậu, công chúa, ni cô, và cuối cùng là phu nhân dưới thời Trần.
Từ nô tì trở thành hoàng phi
Thời phong kiến, nô tì thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Họ gần như không có những quyền cơ bản của con người. Thế nhưng, có người từ thân phận thấp kém đó được làm hoàng phi. Câu chuyện lạ lùng này xảy ra dưới thời trị vì của vua Lê Uy Mục của nhà Hậu Lê.
Trong số các phi tần của Lê Uy Mục, đặc biệt phải kể đến trường hợp của hoàng phi họ Lê (có tài liệu ghi tên bà là Lê Thị Thanh), quê ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ngày nay.
TheoĐại Việt thông sử, vì gia đình mắc tội, bà bị sung làm nô tì trong cung. Khi Lê Uy Mục còn chưa lên ngôi, một lần bất ngờ trông thấy bà, ông đem lòng yêu mến. Sau khi là vua, Lê Uy Mục đón nô tì đó vào cung, phong làm hoàng phi.
Theo sáchÔ Châu cận lục, nhờ được sủng ái, anh của hoàng phi họ Lê cũng được phong tước hiệu, giao trọng trách chiêu dân khai hoang, lập nên nhiều làng mới ở tỉnh Quảng Trị ngày nay.
Sau khi bà qua đời, nhân dân nhớ ơn anh em bà có công khai hoang lập ấp nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Hiện nay, phần lớn đền miếu thờ đã hoang phế, chỉ còn ngôi miếu chính thờ bà ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn được giữ nguyên. Hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức tế lễ vương phi họ Lê tại miếu bà vào ngày 27/3 âm lịch.
Công chúa có số phận lạ lùng
Giống như Lý Chiêu Hoàng, dù cũng sinh ra trong gia đình đế vương, mang danh “lá ngọc cành vàng”, công chúa Ngọc Bình (1783-1810) của nhà Hậu Lê cũng phải trải qua cuộc đời chìm nổi.
Bà làcon gái thứ 23 của vua Lê Hiển Tông, em gái của công chúa Ngọc Hân - vợ nổi tiếng của vua Quang Trung. Nổi tiếng với sắc đẹp “chim sa cá lặn”, năm Ất Mão (1795), công chúa Ngọc Bình được gả cho Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh sau này).
Tranh minh họa chân dung công chúa Ngọc Bình. |
Sau khi trở thành vợ của vua Tây Sơn, công chúa Ngọc Bình được phong làm chính cung hoàng hậu. Dù có tới 6 năm làm hoàng hậu của nhà Tây Sơn, bà và vua Cảnh Thịnh khi đó còn khá nhỏ tuổi nên chưa có con.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ năm 1801, vua Cảnh Thịnh và công chúa Ngọc Bình đều bị bắt. Vua Gia Long quyết định lấy Ngọc Bình làm vợ, phong bà làm Đệ tam cung Đức Phi.
Theo sáchChín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, dù lúc bấy giờ vua Gia Long có rất nhiều cung tần mỹ nữ, Ngọc Bình là người được kề cận vua thường xuyên nhất. Trong gần 10 năm trở thành phi tần của Gia Long, Ngọc Bình sinh được hai hoàng tử và hai công chúa.
Cuộc hôn nhân gượng ép với Nguyễn Ánh đã biến Ngọc Bình trở thành người phụ nữ có số phận lạ lùng bậc nhất sử Việt. Bà xuất thân là con của vua, cuối cùng lại lấy hai đời chồng làm vua của hai triều đại đối nghịch trong lịch sử.
Chính bởi số phận đặc biệt và cuộc đời truân chuyên của công chúa Ngọc Bình, dân gian từ đó vẫn lan truyền câu ca:Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?