Khám phá

7 vị chỉ huy quân sự vĩ đại nhất theo bình chọn của hoàng đế Napoleon

Thành công về quân sự của danh tướng Napoleon vừa do tài năng bẩm sinh vừa do chịu khó nghiên cứu kinh nghiệm của các vị chỉ huy vĩ đại thời trước.

Lão tướng nào là khắc tinh số một của các anh hùng Tam Quốc? / Nữ tướng tài danh nhất của Hai Bà Trưng

Napoleon Bonaparte là một trong các vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại. Với chiến dịch Italy năm 1796 và 1797, ông đã giúp nước Pháp tránh nguy cơ bị phá hủy. Ông cũng đã đánh lừa được cả Sa hoàng Nga Alexander I trong trận đánh Austerlitz năm 1805. Ông bao vây toàn bộ quân đội Áo và buộc họ phải đầu hàng trong trận đánh Ulm năm 1805. Đây chỉ là một số ít trong nhiều chiến công quân sự của Napoleon.

Tuy nhiên, Napoleon cũng là người nghiên cứu lịch sử và thường xuyên nhắc nhở thuộc cấp của mình hãy nghiền ngẫm các chiến dịch quân sự của 7 vị chỉ huy trước thời của ông. Napoleon cho rằng đây là cách duy nhất để học binh pháp và trở thành một vị tư lệnh vĩ đại.

7 vi chi huy quan su vi dai nhat theo binh chon cua hoang de napoleon hinh 1
Danh tướng Pháp Napoleon. Nguồn ảnh:Famous Biographies.

Các thiên tài quân sự mà Napoleon đề cập là Alexander, Hannibal, Caesar, Gustavus Adolphus, Turenne, Eugene và Frederick.

Napoleon dạy thuộc hạ của mình: “Các ông hãy học theo họ. Đây là cách duy nhất để trở thành một thủ lĩnh giỏi và lĩnh hội được bí mật về phép dùng binh. Tài năng của các ông chỉ có thể được khai sáng và cải thiện thông qua việc học tập này. Các ông sẽ học cách bác bỏ tất cả các châm ngôn xa lạ với các nguyên tắc của các vị chỉ huy vĩ đại này”.

Và đây là danh sách 7 vị tướng đó dựa trên các bình luận của Napoleon và các thành tích của họ:

1. Alexander Đại đế (năm 356-323 trước Công nguyên)

 

Alexander là vua xứ Macedonia, người đã chinh phục đế chế Ba Tư, xâm chiếm Ấn Độ và làm lan tỏa văn hóa Hy Lạp tới nhiều nơi trong thế giới cổ đại.

Được Aristotle dạy dỗ thời trẻ, ông bước lên ngôi vua sau khi cha mình là Phillip II bị ám sát. Napoleon chưa chính thức xếp hạng 7 vị tướng nhưng dường như ông coi Alexander là xuất sắc nhất trong 7 người.

Napoleon đánh giá cao Alexander về việc chỉ huy chiến dịch quân sự của ông này ở châu Á. Napoleon ngưỡng mộ cuộc bao vây Tyre, chinh phục Ai Cập và cuộc hành quân tới ốc đảo Ammon.

Alexander qua đời do bệnh.

2. Julius Caesar (năm 100-44 trước Công nguyên)

 

Caesar là một vị tướng và chính trị gia La Mã, một trong các nhân vật chinh phạt vĩ đại nhất mọi thời đại.

Caesar nổi tiếng với chiến thắng trong trận đánh Alesia và việc chinh phục người Gaul. Ông trở thành một quan chấp chính tối cao trong nhóm Tam đầu chế đầu tiên của đế chế La Mã vào năm 59 trước Công nguyên cùng với Pompey Vĩ đại và Marcus Licinios Crassus.

Nhưng nội chiến đã nổ ra giữa Caesar và Pompey. Năm 48 trước Công nguyên, sau khi hứng chịu một loạt thất bại trước Caesar, Pompey đã bị sát hại ở Ai Cập.

Bourriene, thư ký của Napoleon, dẫn lại lời của Napoleon nói về Caesar: “Tôi ngưỡng mộ chiến dịch của Caesar ở châu Phi”.

Thời gian ngắn sau đó, Caesar phát động một cuộc chiến chóng vánh ở Anatolia – tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Caesar nhanh chóng hạ gục vua của vương quốc Bosporus. Câu nói nổi tiếng của Caesar “Tôi tới, tôi thấy, tôi chinh phục” xuất phát từ cuộc chiến này.

 

Sau đó Caesar trở thành nhà độc tài nhưng đã bị ám sát. Ông bị các thành viên Viện nguyên lão La Mã đâm chết, vào năm 44 trước Công nguyên.

3. Hannibal Barca (năm 247-183 trước Công nguyên)

Hannibal là một viên tướng và chính khách Carthaginian ở vùng đất ngày nay là Tunisia. Ông đã gây tổn hại đáng kể cho đế chế La Mã.

Cuộc chinh phục vĩ đại nhất của Hannibal là trong trận đánh Cannae, khi ông ép quân La Mã phải tấn công trong điều kiện bất lợi. Trong trận đó, cuối cùng ông đã quét sạch lực lượng kỵ binh địch rồi toàn bộ quân La Mã. Sử gia La Mã Polybius viết rằng quân đội của Hannibal đã giết chết 70.000 binh sĩ La Mã.

 

Hannibal cũng nổi tiếng với khả năng vượt qua dãy Alps đầy ấn tượng trước khi vào Italy, bất chấp các đòn tấn công của người Gaul.

Hannibal cuối cùng đã tự tử bằng thuốc độc để khỏi rơi vào tay kẻ thù.

4. Turenne (1611-1675)

Turenne là một vị thống soái người Pháp đã phục vụ vua Louis XIV. Chiến công lớn nhất của Turenne là vào mùa đông năm 1674 và 1675 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Hà Lan. Tháng 12/1674, ông đi vòng qua sườn quân Đức. Vào đầu tháng 1/1675, ông bất ngờ đánh vào sườn quân địch và đánh đuổi đối phương khỏi Alsace.

Ông tử trận vào tháng 7/1675 do trúng phải một quả đạn đại bác lúc ông đang theo dõi chiến tuyến quân địch.

 

Năm 1793, nước Pháp Cách mạng nỗ lực xóa bỏ mọi thứ liên quan đến hoàng gia và tôn giáo. Phe cách mạng bắt đầu phá hủy các lăng mộ tại Saint Dennis ở ngoại ô Paris. Tuy nhiên hài cốt của ông nằm trong số ít trường hợp không bị động chạm đến. Turenne nổi tiếng là con người của nhân dân.

5. Frederick Đại đế (1712-1786)

Frederick II, còn gọi là Frederick Đại đế, là vua nước Phổ từ năm1740-1786. Ông đã mở rộng lãnh thổ vương quốc của mình thông qua các cuộc chinh phạt thành công.

Hai trong các thắng lợi lớn nhất của Frederick II là tại các trận Rossbach và Leuthen trong Cuộc chiến Bảy Năm. Trong các trận này, nhờ vào tài thao lược xuất sắc, ông đã đánh bại các đội quân đông hơn.

Napoleon đánh giá cao Frederick II không chỉ ở khía cạnh quân sự mà còn cả về mặt tư tưởng triết học.

 

Mặc dù vậy, vẫn nói với thuộc hạ của mình như sau: “Tất cả triết lý của ông ấy vẫn sẽ không ngăn tôi xóa sổ vương quốc của ông ấy khỏi bản đồ châu Âu”.

Một vài năm sau cuộc trao đổi trên với cấp dưới, khi Napoleon đã tự phong mình làm Hoàng đế, ông đã hủy diệt nước Phổ trong chiến dịch Jena-Auerstadt năm 1806 và sáp nhập xứ này vào đế chế của mình.

6. Gustavus Adolphus (1594-1632)

Gustavus Adolphus là vua Thụy Điển từ năm 1611-1632. Ông có công đưa Thụy Điển lên bản đồ thế giới.

 

Một trong các chiến công vĩ đại nhất của Gustavus Adolphus là trận đánh Breitenfeld trong cuộc Chiến tranh 30 năm. Trong trận này, các lực lượng của ông cùng với người Saxon đã đánh thọc vào hai bên sườn của quân đội Công giáo và hủy diệt đối phương.

Cũng trong cuộc chiến tranh này, Adolphus đã tử trận khi dẫn đầu một cuộc tấn công bằng kỵ binh trong trận chiến Lutzen.

7. Eugene – vương công xứ Savoy (1663-1736)

Eugene là một nguyên soái và chính khách dưới vỏ bọc Nhà Savoy, phục vụ Hoàng đế Áo La Mã Thần thánh.

Trong binh nghiệp 39 năm, ông bị thương tới 13 lần.

 

Một trong các cuộc chinh phạt lớn nhất của Eugene là cuộc bao vây Belgrade vào năm 1717 chống lại đế chế Ottoman. Trong cuộc bao vây này, ông chỉ huy một cuộc tấn công bằng kỵ binh và giúp đảo ngược tình thế.

Napoleon nói: “Khoa học quân sự trước tiên là tính toán tất cả các khả năng một cách chính xác… Vương công Eugene là một trong những người hiểu rõ điều này nhất”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm