Bạch tuộc sở hữu bí mật của "sinh vật ngoài hành tinh"
'Kinh hãi' trước cảnh thợ lặn mạo hiểm 'trêu ngươi' cá sấu nước mặn khổng lồ / Màn cướp mồi táo tợn của đại bàng trước mõm cá sấu

Theo tờ Daily mail, hơn 540 triệu năm trước, Trái đất có bước thay đổi vượt bậc sau vụ nổ mà giới khoa học gọi là Cambrian.
Vụ nổ Cambrian tạo đà cho nhiều sự sống trên Trái đất tiến hóa, trở nên phức tạp và đa dạng hơn giống như sinh vật ngày nay.
Nghiên cứu mới của hơn 33 nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới, đăng tải trên tạp chí Progress in Biophysics and Molecular Biology đã hé lộ bí mật về loài bạch tuộc. Họ tin rằng bạch tuộc có sự lai tạo của sinh vật ngoài hành tinh và sinh vật trên Trái đất.
Các nhà khoa học sử dụng một lý thuyết mới gọi là Panspermia để giải thích. Họ cho rằng, nhiều sự sống trên Trái Đất được gieo mầm bằng các vật liệu sinh học ngoài vũ trụ được đưa đến Trái đất thông qua thiên thể.
Và bạch tuộc được cho là bằng chứng thuyết phục nhất về điều này. Bạch tuộc sở hữu hệ thần kinh phức tạp, đôi mắt tinh anh như máy ảnh, cơ thể linh hoạt và khả năng ngụy trang siêu phàm. Chúng cực kỳ thông minh, khác hẳn họ hàng thân mềm của chúng.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết bạch tuộc ra đời từ sự lai tạo giữa động vật thân mềm ở Trái đất và sinh vật do sao chổi mang xuống từ vũ trụ.
Các gen đặc biệt chịu trách nhiệm về các tính sinh học phức tạp vượt trội của bạch tuộc không thể tìm thấy ở bất cứ sinh vật cùng họ hàng nào khác. Chúng dường như đến từ một tương lai xa xôi ở một xã hội cao cấp hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'