Khám phá

Bài thơ 4 câu Hòa Thân viết trước lúc treo cổ ẩn chứa lời sấm truyền rùng rợn, ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu?

Giả thuyết Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh gây kinh ngạc, mọi nghi vấn xuất phát từ bài thơ mà 'đệ nhất tham quan' này viết trước khi tự treo cổ tại phủ của mình.

Lý do Càn Long sủng ái đặc biệt Hòa Thân: Bằng chứng đang lưu ở bảo tàng Cố Cung / Hòa Thân sung sướng khoe Kỷ Hiểu Lam được vua ban cho "áo miễn tội chết” - Chiếc áo như vậy có tồn tại?

Hòa Thân (1750 - 1799) là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc, cả đời hắn giàu nhờ tham ô, nhận hối lộ, vơ vét tiền của từ dân chúng. Nhờ sự thông minh, khéo léo, sành sỏi, lại có thêm sự che chở của Càn Long mà Hòa Thân thỏa sức tung hoành. Đến khi Càn Long mất đi, hắn mới bị vua Gia Khánh luận 20 tội danh, tịch thu tài sản và ban hình phạt lăng trì.

>> Xem thêm: Thời cổ đại không có nhận dạng vân tay, vậy tại sao vẫn điểm chỉ vân tay, đừng coi thường trí tuệ của người xưa

Hòa Thân nhận hình phạt tự treo cổ - Ảnh trích từ phim truyền hình

Vì hình phạt này quá tàn khốc nên các quan đại thần và công chúa đã cầu xin cho Hòa Thân. Gia Khánh đế sau đó đã đổi từ lăng trì sang ban cho hắn tự tử trong nhà của mình. Tương truyền, Hòa Thân nghe tin không sợ hãi mà chỉ cười lạnh nhạt, biểu cảm ghê rợn cầm mảnh vải trắng 3 mét lên. Trước lúc treo mình lên xà nhà, hắnviết một bài thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh, nguyên văn như sau:

>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa Từ Hi Thái hậu và Phổ Nghi là gì? Tại sao trước khi chết bà lại chọn Phổ Nghi làm Hoàng đế dù mới 3 tuổi?

Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân

Kim triều tản thủ tạ hồng trần

Tha niên thủy phiếm hàm long nhật

 

Nhận thủ hương yên thị hậu thân.

(Tạm dịch:

Năm mươi năm hư hư thực thực

Kiếp này buông tay tạ hồng trần

Năm sau nước dâng con lũ lớn

 

Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân).

>> Xem thêm: Làm cung nữ thời xưa khó thế nào? Phục vụ Hoàng đế vào ban ngày và thái giám vào ban đêm

Bài thơ của Hòa Thân đã thực sự ứng nghiệm

Theo đó, Hòa Thân đành lòng buông bỏ 50 năm cuộc đời, tâm trạng này thể hiện rất rõ trong hai câu thơ đầu. Thế nhưng sang 2 câu thơ sau, hắn lại bộc lộ sự uất hận, nguyền rủa "thủy phiếm hàm long", ý là nhà Thanh sẽ phải đối diện với trận lũ lụt lớn giống như cơn phẫn nộ của hắn lúc này. Quả thực sau khi Hòa Thân qua đời được một năm thì đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ, 2 lần dân chúng phải đón cơn lũ lớn chưa từng thấy. Đáng chú ý, ở câu thơ cuối, hắn hàm ý "nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân" ý chỉ sẽ đầu thai. Trùng hợp thay, sau lần lũ thứ 2 thì một nhân vật có ảnh hưởng to lớn đến nhà Thanh sau này cũng được sinh ra - Từ Hy Thái hậu.

>> Xem thêm: Lần đầu gặp Từ Hi Thái hậu, Lý Hồng Chương nói với con trai 8 chữ khi về nhà: Tầm nhìn kinh điển, vô cùng chuẩn xác

Có giả thuyết cho rằng Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh

Hậu thế sau này nhận ra nhiều điều trùng hợp đến không tưởng giữa cả hai, ví dụ như đều nắm quyền lực bậc nhất triều đình, đều thích sống xa hoa và đam mê bất diệt đối với ngọc trai,... Thậm chí, Từ Hy Thái hậu chính là người khiến Vương triều Mãn Thanh ngày một lụi tàn và cuối cùng bị diệt vong, rất ứng nghiệm với lời nguyền của Hòa Thân. Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết được lưu truyền nhiều đời còn thực hư ra sao đến nay vẫn không có cơ sở nào để xác định.

 

>> Xem thêm: Ngắm nhìn dinh thự 102 năm tuổi từ trên đỉnh cao nguyên trắng

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm