Khám phá

Bạn có tin không? Cà chua có thể biến được thành điện

Các quả cà chua hỏng hoặc bị sâu ăn, hay là vỏ cà chua và hạt cà chua thừa ra khi sản xuất tương cà sẽ được thải ra các bãi rác và sẽ có thể tạo ra loại khí metan nguy hiểm.

Tách cà phê đắt nhất thế giới giá gần 2 triệu đồng có gì đặc biệt? / Độc đáo quán cà phê có nhân viên toàn là robot do người bại liệt điều khiển

Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha.
Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Mỏ địa chất và công nghệ South Dakota đã tìm ra cách giải quyết các sản phẩm cà chua bỏ đi, biến nó thành một thứ rất có ích đó là điện.

Vậy làm sao mà cà chua có thể trở thành điện được?

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại tế bào vi khuẩn đặc biệt để biến chất thải cà chua trở thành điện. Tế bào này tận dụng các vi khuẩn để làm vô hiệu hóa các chất hữu cơ trong chất thải cà chua, đồng thời oxy hóa chất thải và tạo ra một dòng điện tích. Quá trình này cũng sẽ làm sạch chất thải để cà chua không thải ra các loại khí nhà kính.

Nghiên cứu này đầu tiên chỉ sử dụng để xử lý nước thải và làm mới các nguồn năng lượng. Nhưng khi kết hợp cả hai tác dụng với nhau, quá trình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những cộng đồng nông nghiệp lớn như Immokalee, nơi có lượng cà chua thải ra lớn nhất bang Florida.

Tế bào vi khuẩn đặc biệt có thể biến cà chua thành điện.
Tế bào vi khuẩn đặc biệt có thể biến cà chua thành điện.

 

Alexander Fogg, người khai sáng dự án cho biết: "Tôi hi vọng phát kiến này có thể được tận dụng ở các vùng hẻo lánh, bởi ở đó có rất nhiều các chất thải nông nghiệp."

Nghiên cứu này được Namita Shrestha chỉ đạo cùng các nhà khoa học khác dưới quyền giáo sư Venkataramana Gadhamshetty. Cả quá trình sẽ mất vài tuần để hoàn thành, và công suất điện từ cà chua sẽ hết sau 10 đến 14 ngày.

Có vẻ đây là quá trình tái chế khá đắt đỏ, nhưng việc tạo ra điện từ chất thải nông nghiệp của nghiên cứu này lại mang lại hiệu quả rất tiết kiệm. Quá trình này có lẽ sẽ được sử dụng nhiều ở các thành phố lớn khi thường phải gánh trách nhiệm xử lý chất thải nông nghiệp.

Nghiên cứu này có thể có tác dụng với các loại thức ăn thừa khác, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng cà chua chứa một số vi chất dinh dưỡng khiến cho quá trình diễn ra dễ hơn.

Biến chất thải cà chua thành điện giúp giảm phần lớn lượng khí metan nguy hiểm thải ra ngoài môi trường.
Biến chất thải cà chua thành điện giúp giảm phần lớn lượng khí metan nguy hiểm thải ra ngoài môi trường.

 

400.000 tấn cà chua thừa hàng năm có thể tạo ra lượng điện đủ dùng cho một công viên Disney World trong 90 ngày. Hiện tại, đội nghiên cứu mới chỉ tạo ra được dòng điện 0.3W cho mỗi 10mg chất thải cà chua. Nhưng họ sẽ nhanh chóng hoàn thiện thiết kế và công nghiệp hóa nghiên cứu này.

Biến chất thải thức ăn nông nghiệp thành năng lượng điện sẽ không bao giờ hiệu quả bằng năng lượng gió hay năng lượng mặt trời. Nhưng bằng việc giải quyết hai vấn đề cùng một lúc, công nghệ này rất có tiềm năng phát triển trong thập kỉ tới.

Chất thải của quá trình này sẽ vẫn là cà chua, vẫn là một mớ chất lỏng đặc màu đỏ nhưng đã được thay đổi cấu trúc cơ bản. Các chất hóa học chứa trong chất thải cà chua đã bị vô hiệu hóa, tức là sẽ không rò rỉ ra các khí nhà kính nữa.

Theo trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm