Bạn sẽ thay đổi suy nghĩ về đế chế La Mã sau khi biết tin 'động trời' này
Trận chiến đẫm máu trong 'Game of Thrones' dựa vào một trận đánh có thật trong lịch sử / Bộ giáp "cực độc" này sẽ tái hiện lại khung cảnh "Võ sĩ giác đấu" thời La Mã cổ đại
Tuy là một đế chế hùng mạnh trong lịch sử nhưng La Mã cũng từng phải chịu thân phận bị đàn áp bởi những cuộc tấn công và cướp phá. Hãy cùng điểm qua những cuộc cướp phá đó:
1. Gaul
Có lẽ La Mã sẽ vẫn kinh hoàng khi nhớ lại những gì diễn ra lúc đó, khi thành phố của họ bị người Gaul xâm chiếm với sự dẫn đầu của Brennus năm 387 TCN.
Trận chiến sông Allia
Sau trận chiến thất bại tại sông Allia, quân Gaul tràn vào thành phố cướp bóc, tàn phá và lấy hết những thứ giá trị trong thành. Chúng đốt nhà và treo cổ những nhà cầm quyền trước cổng chợ để thị chúng.
Những người lính và dân chúng sống sót phải chạy lên đồi Capitoline, sau đó phải chấp nhận trả 1000 pound tiền vàng để quân lính của Brennus rút khỏi thành phố. Đây có lẽ là trang sử đáng buồn nhất của đế chế La Mã.
2. Visigoth
Visigoth là một trong hai nhánh của người Goth, nhánh còn lại là người Ostrogoth. Những bộ tộc này thuộc nhóm người Germanic đã phát triển rộng khắp đế chế La Mã trong Thời kỳ Di cư.
Những người Visigoth bị La Mã hóa nổi lên thành một nhóm người riêng biệt vào thế kỷ 4, ban đầu xuất hiện ở khu vực Balkans.
Tại đây họ tham gia một vài cuộc chiến với người La Mã. Quân đội Visigoth dưới chỉ huy của Alaric I đã tới Italia và cướp phá thành Rome năm 410.
Người Visigoth cướp phá Rome
Khi mà đế chế này đang ở thời kỳ suy tàn và chia rẽ, một bộ lạc Đức đã mở đường cướp phá theo 2 con sông lớn là Rhine và Danube.
Họ tàn phá nơi đây
Trong số đó có một nhóm người mang tên Visigoth dưới sự dẫn đầu của vua Alaric đã bao vây Rome. Nhờ sự giúp đỡ của một nhóm nô lệ nổi loạn mở cửa thành Salarian, chúng tràn vào thành phố và kịch bản của quá khứ lại tiếp tục tái diễn.
Dân thành Rome lại trải qua ngày tháng đau khổ
Sau 3 ngày cướp bóc, chè chén và hoan lạc, chúng mới rút khỏi thành phố theo đường Appian.
3. Vandal
Người Vandal là tên gọi một bộ tộc Đông German, dưới sự lãnh đạo của vua Genseric năm 429, đã xâm chiếm châu Phi.
Tới năm 439 họ thành lập một vương quốc bao gồm cả tỉnh châu Phi của người La Mã, bên cạnh các hòn đảo Sicilia, Corse, Sardegna, Malta và Balearics.
Một vụ tấn công bất ngờ và ám sát Hoàng đế La mã Valentinian III của một bộ tộc người Đức đã mở đầu cho những ngày đen tối và tủi nhục của thành Rome.
Dẫn đầu đoàn quân là vua Vandal tên Genseric mặc dù trước đó con trai hắn đã được hoàng đế La Mã gã con gái cho nhằm duy trì hòa bình.
Tháng 3 năm 455 SCN, Genseric tấn công thành phố dưới sự bất lực của Rome. Để ngăn chặn thảm kịch xảy ra, thành phố đã cử giáo hoàng Leo tới thương lượng. Theo đó quân lính của Genseric không được cướp phá hay đốt thành phố.
Đổi lại họ sẽ được qua thành phố mà không chịu sự kháng cự nào, tuy nhiên Genseric và quân lính đã ở lại 2 tuần và mang đi hết của cải chúng có thể vơ vét được. Mặc dù không cướp phá, đốt thành phố nhưng họ cũng đã bắt đi một số tù nhân.
Chính điều này đã dẫn đến thuật ngữ "vandalism" (tính phá hoại, man rợ), để mô tả sự phá hủy không thương tiếc, đối với các công trình nghệ thuật.
Tuy nhiên, những sử gia hiện đại lại thường coi người Vandal là dân tộc đã kéo dài sự tồn tại của nền văn hóa La Mã chứ không phải là "tội đồ" phá hủy nó.
4. Ostrogoth
Vua Totila
Ostrogoth là một nhánh của người Goth (nhánh còn lại là Visigoth), là một bộ tộc Đông Germanic đã đóng vai trò quan trọng tới nhiều sự kiện chính trị trong những năm cuối cùng của đế chế La Mã.
Xâm lược xuống phía nam từ khu vực biển Baltic, người Goth đã xây nên một đế chế khổng lồ gọi là Oium trải dài từ sông Don cho tới sông Dniester (Ukraina ngày nay) và từ biển Đen cho tới các đầm lầy Pripet (nam Belarus).
Sau sự sụp đổ của Đế quốc Hung Nô năm 455, người Ostrogoth dưới sự lãnh đạo của Theo doric Đại đế tiếp tục mở rộng lãnh thổ, đầu tiên là tới Moesia (khoảng 475 – 488), sau đó là Italia.
Theo sử gia Procopius, vua Totila cùng quân lính đã bao vây và lợi dụng bóng tối để vào thành năm 546 SCN thông qua cánh cổng Asinarian. Thành phố lại chìm vào ngọn lửa cướp bóc như những lần trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ