Bí ẩn Sibyline: Cuốn sách tiên tri thời cổ đại
Giải mã sức mạnh về vũ khí đâm xuyên 2 chiến binh mặc giáp của kỵ binh Cataphract / Khu nghỉ dưỡng “địa ngục” nhất thế giới
Sibyline là cuốn sách ghi chép lại những lời sấm truyền của người La Mã cổ đại. Theo truyền thuyết, hoàng đế La Mã, Tarquinius Superbus - vị vua huyền thoại thứ bảy của La Mã được một bà cụ bí ẩn xin diện kiến.
Bà đã đưa cho ông một cuốn sách ghi chép lời tiên tri để dẫn dắt thành Rome qua nhiều thế kỷ. Mỗi khi thành Rome gặp khó khăn nó giống như một giải pháp để mọi người tìm đến.
Có rất ít thông tin liên quan đến cuốn sách, nó được cho là được viết bởi các thầy tu tiên tri Cumaean của Etruscan ở những năm đầu thời đại Roman.
Vậy họ là ai và tại sao cuốn sách này lại thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như đền thờ Thiên chúa?
Những nhà tiên tri Etruscan nổi tiếng
Cuốn sách xuất hiện trong tác phẩm của Michael Angello.
Người Etruscan từ lâu đã được coi là một trong những bí ẩn cổ xưa nhất với những kim tự tháp chôn giấu dưới lòng đất do chính họ xây dựng nên.
Etruscan là một nền văn minh cổ từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay tương ứng với vùng Toscana, Ý.
Nền văn minh Etruscan tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etruscan vào năm 700 TCN trước khi bị đồng hóa với Cộng hòa La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN.
Ở thời kỳ đỉnh cao, khi mà Roma và Vương quốc La Mã vẫn còn đang ở giai đoạn khai sinh, thì nền văn minh Etruscan đã phát triển rực rỡ với liên minh ba thành phố: Etruria ở thung lũng Po, Latium và Campania.
Roma được thành lập ở khu vực trong hoặc gần với lãnh thổ Etrusca.
Có bằng chứng cho rằng người Etrusca đã thống trị Roma trước khi bị quân La Mã đánh chiếm năm 396 TCN. Những thành tựu của họ đã được người La mã kế thừa và sử dụng mà ngày nay chúng ta vẫn nghĩ là do chính người La Mã sáng tạo nên.
Văn minh Etruscan.
Trong đó nổi tiếng nhất là cuốn sách được cho là thuộc về văn minh Etruscan và thuộc về người La Mã sau khi nền văn minh này bị đồng hóa.
Vậy bây giờ những cuốn sách này ở đâu? Có thể chúng đã bị đốt bởi Thống chế Stilicho hoặc bị thời gian phá hủy. Thế nhưng nhiều người cho rằng những cuộn giấy này vẫn chờ ngày được con người khám phá ra.
Cumaean Sibyl là ai?
Những bà đồng Cumaean.
Cuốn sách được viết bởi các thầy tu Cumaean, họ là những người ghi lại lời sấm truyền Apollonian ở Cumae, một vùng thuộc địa Ai Cập gần Naples, Ý. Những bà bói này thường đi lang thang và rao bán những cuốn sách tiên trị của mình.
Họ là những người rất nổi tiếng ở La Mã, Ai Cập cổ đại và được sử gia Herodous nhắc tới trong câu chuyện với vị vua Tarquinius Superbus.
Bà cụ và vua Tarquinius Superbus
Những cuốn sách bí ẩn.
Có một câu chuyện từ rất lâu kể về vua Tarquinius Superbus và bà bói lang thang tìm cách bán cho ông những cuốn sách tiên tri ghi lại vận mệnh và thời khắc quan trọng cuả Rome.
Tarquinius Superbus (535 – 495 TCN) là vị vua huyền thoại thứ bảy và cũng là vị vua cuối cùng của La Mã. Ông cai trị kể từ năm 535 TCN cho đến năm 509 TCN dẫn đến việc Cộng hòa La Mã được thành lập.
Ông thường được gọi là Tarquin Kiêu Hãnh, vốn xuất phát từ danh hiệu Superbus, một từ trong tiếng La Tinh mang nghĩa "tự hào, kiêu ngạo, cao quý". Dòng họ Tarquin có nguồn gốc là người Etrusca.
Có lẽ cũng vì thế mà bà thầy bói có ý định bán cho vị vua "đồng hương" này. Nhưng câu chuyện được kể lại cũng vô cùng thú vị khi vị vua này đáng ra đã có thể mua toàn bộ cuốn sách nhưng vì... keo kiệt mà chỉ có 3 trong số chúng với giá như ban đầu!
Ban đầu, bà cụ yêu cầu bán cho ông ta 9 cuốn sách bí ẩn với giá rất cao và vị vua này đã từ chối. Trong lúc vị vua này thương lượng một mức giá rẻ hơn thì bà cụ cương quyết không bán nó với giá thấp hơn.
Bà đã xé 3 trong số 9 cuốn sách và ném nó vào trong lửa. bà làm tương tự với 3 cuốn nữa khi vị vua này vẫn yếu cầu... giảm giá.
Cuối cùng ông phải mua 3 cuốn còn lại với giá như cũ mặc dù nếu ban đầu đồng ý thì ông đã có 9 cuốn nguyên vẹn!
Cuốn sách bảo hộ của Hy Lạp
Hội đồng nguyên lão.
Theo truyền thuyết của người Hy Lạp, cuốn sách này xuất hiện giữa thời kỳ Solon và Cyrus. Mỗi khi La Mã xảy ra khủng hoảng hay biến động, cuốn sách sẽ trở thành cẩm nang hướng dẫn họ vượt qua chúng.
Viện nguyên lão La Mã là những người sở hữu cuốn sách bí ẩn này, chúng được trông giữ vô cùng nghiêm ngặt trong một căn phòng bên dưới đền Jupiter tại Capitol.
Cuốn sách được lưu giữ bí mật.
Mỗi khi La Mã gặp chuyện khó khắn những nguyên lão sẽ thỉnh cầu một hội đồng gồm 10 người bí mật, họ lưu giữ cuốn sách trong bí mật và an toàn. Họ được miễn các nghĩa vụ xã hội và sống tách rời với công chúng.
Hội đồng nguyên lão tham khảo ý kiến.
Trong cuốn sách này ghi chép những lời tiên tri về động đất, mưa đá, đại dịch, chiến tranh,... giúp cho những người sở hữu có thể dùng nó để đề phòng và vượt qua chúng.
Khi đền thờ Jupiter bị thiêu rụi năm 83 TCN, những cuốn sách này cũng không cánh mà bay. Do đó sự tồn tại của nó vẫn là một bí ẩn.
Đền thờ Jupiter.
Có giả thuyết cho rằng các vị nguyên lão đã gửi chúng tới nhiều nơi khác nhau tới Ilium, Erythrae, Samos, Sicily, và châu Phi để chúng được an toàn và đưa về khi ngôi đền mới được xây xong.
Theo nhà thơ Rutilius Claudius Namatianus, thống chế Flavius Stilicho đã đốt nó đi vì nó gây nguy hiểm cho vương triều của ông ta. Bí ẩn về cuốn sách trở thành một huyền thoại xuất hiện trong nghệ thuật và thi ca.
Trong tác phẩm Nhà nguyện Sistina của bậc thầy Michael Angelo vẫn còn lưu lại hình ảnh về những bà bói Cumaean như một minh chứng về sự tồn tại của cuốn sách tiên tri bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Lý giải nguyên nhân vua chúa Trung Quốc cổ đại sử dụng áo quan bằng ngọc bích