Bàn tay ma quái - Chứng bệnh tưởng chỉ có trong phim kinh dị
Một người phụ nữ đang lấy đôi giày đỏ ra khỏi tủ bằng tay phải,bất chợt, chính bàn tay trái giằng đôi giày ra khỏi tay còn lại và đặt về vịtrí cũ, lấy đi đôi giày màu xanh, rồi đóng sập cửa tủ. Hiện tượng tưởng chừngnhư chỉ có trong các phim kinh dị ma ám này thực chất lại xuất phát từ chứng bệnhkỳ lạ có tên Alien Hand Syndrome (AHS) hay còn gọi là hội chứng bàn tay ngoàihành tinh.
Mắc AHS sau một cơn động kinh
BCC News đưa tin năm 2011, bà Karen Byrne (55 tuổi, NewJersey, Mỹ) nhập viện trong tình trạng tay trái, chân trái bị "thế lực maquái" điều khiển suốt 20 năm. Karen mắc động kinh từ khi 10 tuổi. 17 nămsau, bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhằm chữa trị chứng bệnh này. Ca phẫu thuật đãthành công, nhưng kể từ đó, các hiện tượng bất thường cũng xảy đến.
Điều kỳ lạ xảy đến mỗi ngày khi Karen phải đưa ra quyết địnhnào đó giữa trái hoặc phải, trên hoặc dưới. Chẳng hạn, tay trái liên tục tấncông bà bằng cách tát hoặc đấm vào cơ thể. Khi muốn bước vào cửa hàng và rẽ phảithì chân trái không theo sự chỉ dẫn của bộ não.
"Bàn tay trái tự ý mở cúc áo sơ mi, tôi phải cài lại bằngtay phải. Nhưng ngay khi tay phải dừng lại, tay trái lại tiếp tục làm hành độngkỳ lạ mà tôi không hề ra lệnh. Nó thậm chí còn lấy mọi thứ trong túi xách rangoài mà tôi không hề hay biết", người phụ nữ này kể lại.
Cuộc sống "đầu bảo tay không nghe" đã khiến Karenkhốn khổ trong suốt 20 năm. Bà đến gặp các bác sĩ nhưng họ chỉ có thể ghi nhậntrường hợp tay trái nằm ngoài sự kiểm soát của não bộ. Cuối cùng, sau nhiêùphân tích, hội chứng mà Karen Byrne mắc phải là Alien Hand Syndrome (AHS) haycòn gọi là hội chứng bàn tay ngoài hành tinh, hội chứng bàn tay ma quái.
Cơ chế hoạt động của AHS
Hội chứng bàn tay ngoài hành tinh còn được biết đến với cáitên hội chứng Tiến sĩ Strangelove. AHS được miêu tả là tình trạng người bệnh cảmthấy tay, chân của họ bị chiếm quyền, mất kiểm soát khi thực hiện các hành động.
Lần đầu tiên AHS được phát hiện là vào năm 1909. Kể từ đó đếnnay, thế giới mới chỉ ghi nhận 40-50 trường hợp mắc bệnh. Nhiều người cho rằngcon số này không chỉ dừng lại ở đó vì có thể nhiều ca bị chẩn đoán nhầm sangthành chứng rối loạn tâm thần.
AHS xuất hiện phổ biến ở tay và chân trái. Người bệnh phải tựđấu tranh để giành quyền kiểm soát cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này làtác động làm giảm ảnh hưởng của chứng động kinh, rối loạn tâm thần. Đây cũngchính là dữ liệu mà bệnh nhân Karen đã cung cấp.
AHS cũng có thể xảy ra sau khi người bệnh điều trị phẫu thuậtnão, đột quỵ, nhiễm trùng, cắt bỏ khối u, phình động mạch, đau nửa đầu và cáctình trạng thoái hóa não như bệnh Alzheimer, thoái hóa Corticobasal và bệnhCreutzfeldt-Jakob.
Cơ chế hoạt động của AHS được các nhà nghiên cứu giải thíchnhư sau: Trong hai bán cầu não của con người, mỗi vị trí có một chức năngriêng. Bán cầu phải điều khiển chân trái, tay trái và ghi nhận hình ảnh, phối hợpcảm xúc, thu nhận âm nhạc, xử lý thông tin từ giác quan chuyển đến. Bán câùtrái chịu trách nhiệm với chân phải, tay phải và xử lý ngôn ngữ.
Phần chất trắng trong bộ não, thể chai (Corpus callosum),đóng vai trò kết nối hai nửa bán cầu để thông tin hai đầu khớp với nhau. Thôngthường, bán cầu trái mạnh hơn nên nó sẽ giữ quyền quyết định mọi hoạt động củacơ thể.
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, corpus callosum thường bị cắtbỏ khi điều trị chứng động kinh. Chính điều này đã dẫn tới sự rối loạn thôngtin, gây ra hiện tượng "tay trái một đằng, tay phải một nẻo".
Phần lớn những người bị cắt bỏ corpus collosum đều không cóbất thường gì nhưng Karen là một trường hợp không may mắn. Hậu phẫu, bán câùnão phải của bà lên tiếng "đòi quyền" kiểm soát, không chịu sự chỉ đạocủa bán cầu não trái.
Đến nay, hội chứng AHS vẫn còn là bí ẩn bởi chưa có thuốc điêùtrị. Bệnh nhân mắc AHS hầu hết phải tự chung sống với nó và tìm cách thỏa hiệphoặc kiểm soát khi có thể. Có thể, cơ sở cho những phim kinh dị về một linh hồnđiều khiển thân xác xuất phát từ hội chứng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng