Khám phá

Băng tan ở Bắc Cực sẽ làm xuất hiện virus tiêu diệt hàng loạt động vật biển

Theo các nghiên cứu từ Đại học California, Davis (UC) các nhà khoa học đã liên kết sự suy giảm diện tích băng ở Bắc Cực với sự xuất hiện của một loại virus nguy hiểm có thể đe dọa các động vật có vú ở Bắc Thái Bình Dương.

Băng tan mở đường cho việc truyền bệnh giữa sư tử biển, hải cẩu, rái cá biển và những động vật khác

Virus phocine distemper (PDV) là tác nhân tiêu diệt hàng ngàn con hải cẩu ở châu Âu ở Bắc Đại Tây Dương năm 2002 và đã được phát hiện ở rái cá thuộc khu vực bắc Alaska vào năm 2004 nên đặt ra câu hỏi về thời điểm và cách thức virus tấn công.

Nghiên cứu kéo dài 15 năm, được công bố ngày 07/11 trên tạp chí Scientific Reports nhấn mạnh việc băng có thể là con đường tiếp xúc giữa hải cẩu và Bắc cực mà trước đây không thể thực hiện được.Điều này cho phép sự xâm nhập của virus vào Bắc Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa.

Tác giả Tracey Goldstein, phó giám đốcViện sức khỏe One của Khoa thú y đại học UC Davis cho biết: "Diện tích băng suy giảm đang khiến động vật biển tìm kiếm thức ăn trong môi trường sống mới và loại bỏ rào cản vật lý. Khi động vật di chuyển và tiếp xúc với các loài khác, chúng mang theo nguy cơ truyền các tác nhân có thể tàn phá hệ sinh thái."

Khi băng tan virus cũng di chuyển

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu các động vật biển có vú đã tiếp xúc và lây nhiễm virus PDV từ năm 2001-2016.Các động vật có vú được lấy mẫu bao gồm hải cẩu, sư tử biển Steller và rái cá ở khu vực phía bắc từ Đông Nam Alaska đến Nga dọc theo quần đảo Aleutian và biển Bering, Chukchi, Beaufort.

Các tuyến đường băng và đường biển của Bắc Cực được đánh giá từ Bắc Đại Tây Dương đến Bắc Thái Bình Dương.Dữ liệu vệ tinh đã giúp các nhà nghiên cứu liên kết dữ liệu di chuyển của động vật và dữ liệu về yếu tố rủi ro để chứng minh rằng động vật bị phơi nhiễm có khả năng mang virus PDV có nguồn gốc từ khoảng cách khá xa.

Các tác giả đã xác định sự lây nhiễm virus rộng rãi trên khắp Bắc Thái Bình Dương bắt đầu vào năm 2003, xếp thứ hai về mức độ nghiêm trọng là vào năm 2009. Những đỉnh này trùng khớp với mức độ băng tan ở Bắc Cực.

Tác giả tiến sĩ Elizabeth VanWormer thuộc đại học UC Davis cho biết: "Khi băng tiếp tục có xu hướng tan chảy, sẽ là cơ hội thuận lợi để virus PDV và các mầm bệnh khác xâm nhập giữa các động vật biển có vú ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương.

Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu biết về cơ chế lan truyền virus PDV và nguy cơ bùng phát dịch ở các loài nhạy cảm trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng."

Nghiên cứu này được tài trợ từ Quỹ Động vật Morris, Chương trình Đại dương và Sức khỏe Con người của NOAA, phòng thí nghiệm động vật biển có vú của Trung tâm Khoa học Thủy sản Alaska và Viện thủy sản và Động vật hoang dã Hoa Kỳ.

Theo Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo