Bàng Thống tự tìm đến cái chết vì Gia Cát Lượng?
Kẻ "buôn vua bán chúa" nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là ai? / Mưu trí không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý không toàn vẹn vì vết nhơ này
>> DÒNG SỰ KIỆN HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Gia Cát Lượng (trái) và Bàng Thống được cho là hai người có thể giúp Lưu Bị thống nhất thiên hạ (Hình trong phim Tam quốc)
Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Bàng Thống (178-213), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ. Bàng Thống trên thực tế có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng.
>> Xem thêm: "Ba tấc lưỡi" của Gia Cát Lượng đã làm khổ Chu Du và Tôn Quyền ra sao?
Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân, một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công, chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.
Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người có những tính cách khác biệt nhau. Trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống lại xốc nổi bộc trực. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công lại rất coi trọng ông.
Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang ở hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi.
>> Xem thêm: Khai quật lăng mộ Quan Vũ, phát hiện bí mật kinh hoàng
Sau này, Tư Mã Huy để lại câu nói nổi tiếng rằng: "Nếu có được một trong hai người: Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phượng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể thống nhất được thiên hạ".
Năng lực vượt trội hơn Khổng Minh?
Bàng Thống là người huyện Tương Dương thuộc Nam Quận, Kinh Châu, Trung Quốc. Ông khởi đầu sự nghiệp với chức công tào ở Nam Quận.
Sau đại chiến Xích Bích năm 208, Đông Ngô chiếm Nam Quận từ tay Tào Ngụy. Tôn Quyền phong Chu Du làm Thái thú. Bàng Thống khi vẫn giữ chức công tào nhưng Chu Du để ý đến.
Ở thời điểm này, Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị chiếm Kinh Châu, chiến lược đề ra trong Long trung đối sách của Khổng Minh đã thành công một nửa. Nửa còn lại chính là mục tiêu giành quyền kiểm soát Ích châu, khởi đầu bằng chiến dịch Tây Xuyên.
>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng võ nghệ đáng sợ của Lữ Bố khi đại chiến với anh em Lưu – Quan – Trương
Phác họa hình ảnh Bàng Thống (trái) và Gia Cát Lượng.
Khi đó, Gia Cát Lượng bế tắc, không biết khuyên Lưu Bị làm cách nào soán ngôi Lưu Chương, người cai quản Ích Châu.
Năm 210, khi Chu Du qua đời. Theo trang mạng Qulishi, Gia Cát Lượng liền mượn cớ đến viếng để mời người giúp mình tháo gỡ vướng mắc là Bàng Thống. Một thời gian ngắn sau đó, Bàng Thống được Lưu Bị trọng dụng, thăng lên chức Quân sư trung lang tướng, sánh ngang với Gia Cát Lượng.
>> Xem thêm: Hé lộ thiên tài chính trị thời Tam Quốc, vượt xa Gia Cát Lượng
Nếu như Gia Cát Lượng trấn thủ Kinh Châu thì Bàng Thống chính là người góp công lớn giúp Lưu Bị tấn công Tây Xuyên. Ban đầu, Bàng Thống thuyết phục Lưu Bị diễn màn giả nhân nghĩa để lấy được thiện cảm của Lưu Chương. Khi đã đến chỗ Lưu Chương, ông lại khuyên Lưu Bị âm thầm lấy lòng người dân Ích Châu.
Về văn, Bàng Thống dễ dàng thuyết phục được Lưu Bị chỉ với 4 từ “nghịch thủ thuận thủ”. Về võ, ông chỉ dùng hai mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên để phá vòng vây ở Tây Xuyên.
Đến năm 212, khi Lưu Chương bắt đầu nhận ra ý đồ của Lưu Bị, ngừng việc cung cấp lương thảo thì Bàng Thống đưa ra 3 kế cho Lưu Bị lựa chọn.
Sau khi cân nhắc, Lưu Bị chọn trung sách, giả cách phao tin Kinh châu bị Tào Tháo uy hiếp phải lui binh về cứu. Theo kế sách này, Lưu Bị vờ rút quân để dụ tướng trấn thủ bên phía Lưu Chương khinh suất.
Quả nhiên, hai tướng Dương Hoài và Cao Bái biết tin Lưu Bị rút quân, bèn dẫn một vài tùy tùng đến tiễn. Lưu Bị lập tức bắt giết Cao Bái và Dương Hoài, đoạt quân mã của hai tướng tại Bạch Thủy.
Theo các học giả Trung Quốc, đây chính là bước ngoặt để Lưu Bị chiếm ưu thế ở Ích Châu, từng bước loại bỏ Lưu Chương. Điều mà Gia Cát Lượng đã không làm được.
Một núi không thể có chung hai hổ
Bàng Thống đã không thể cùng Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị.
Theo trang mạng Qulishi, vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp kết thúc, Gia Cát Lượng được cho là đã gửi đến Bàng Thống một lá thư đe dọa.
Lưu Bị biết mâu thuẫn giữa Ngọa Long-Phượng Sồ nhưng không có cách nào giải quyết vì một mặt ông rất trọng người tài như Bàng Thống, mặt khác lại hết sức tin tưởng Gia Cát Lượng.
Để khuyên giải, Lưu Bị nói với Bàng Thống: "Ta nằm mơ thấy vị thần cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ?”.
Bàng Thống đáp lại: "Tráng sĩ ra trận, không chết mà bị thương là chuyện thường, chúa công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị? Thống có máu chảy đầu rơi, vẫn giữ lòng này. Mong chúa công đừng nói gì thêm mà nên sớm quyết tiến binh".
Trong Tam quốc diễn nghĩa, các mưu sĩ thường rất ít khi nhắc đến cái chết trong lời thề. Nhưng một khi đã nhắc đến thì rất có thể người đó đã muốn lựa chọn cái chết.
Mưu sĩ Quách Gia từng nói với Tào Tháo: "Tôi cảm tạ đại ân của Thừa tướng, có chết cũng không báo đáp hết được".
Nhường lại vai trò cho Gia Cát Lượng
Bàng Thống tự tìm đường đẫn đến cái chết?
Bàng Thống là người xốc nổi bộc trực nhưng ông luôn sống tuân theo lý tưởng trung thành, chưa bao giờ có ý định cướp đoạt thiên hạ. Vì vậy, ông không muốn rơi vào vòng xoáy tranh đấu với Gia Cát Lượng.
Trang mạng Trung Quốc phân tích, Bàng Thống làm như vậy trước hết nhằm bảo vệ danh dự của một nam tử hán. Thứ hai, Bàng Thống vì không muốn ảnh hưởng đến Gia Cát Lượng nên đã đẩy nguyên nhân gây ra cái chết của mình về phía Lưu Bị.
Ngay trong ngày định mệnh đó, Bàng Thống chủ động mượn con ngựa bạch mã của Lưu Bị. Khi ngồi trên ngựa, ông nhanh chóng trúng tên mà ra đi. Nhờ vậy, Lưu Bị chỉ có thể trách mình mà không nghi ngờ Gia Cát Lượng.
Thứ ba, Bàng Thống chọn chết tại đèo Lạc Phượng cũng là để an ủi Lưu Bị rằng: “Số mệnh của ông đã tới lúc phải chết, Lưu Bị cũng không nên quá tự trách mình".
Thứ tư, Bàng Thống cố tình tạo ra sơ hở khi hành quân trên con đường nhỏ, đầy hiểm yếu vì muốn nhắc nhở với Gia Cát Lượng rằng, ông tự nguyện nhường địa vị cho Lượng, chứ không phải để chờ đến kết cục chết trong tay Khổng Minh.
Trang mạng Qulishi kết luận, Bàng Thống là nhân vật quan trọng, mở đường giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán. Nhưng vào thời khắc quyết định, ông đã giao lại lý tưởng cho người có tài trí thấp hơn, nhưng chí hướng cao hơn một bậc là Gia Cát Lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách