Tam quốc diễn nghĩa: Không được Lưu Bị trọng dụng, tại sao Triệu Tử Long không đầu quân cho Tào Tháo?
Tam quốc diễn nghĩa: Bước ngoặt khiến Hoàng Trung về với Lưu Bị / Kẻ "buôn vua bán chúa" nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là ai?
>> DÒNG SỰ KIỆN HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Sau khi xưng đế tại đất Thục, Lưu Bị liền phong cho 4 vị tướng quân chức vị tối cao, trước thì có Quan Vũ, tả hữu thì có Trương Phi, Mã Siêu, hậu quân thì có Hoàng Trung. Tuy nhiên, Triệu Tử Long lại chỉ được phong chức vụ Dực Quân tướng quân, còn quá xa mới tới hàng đại tướng. Đương thời, chức vụ của Triệu Tử Long còn không bằng Ngụy Diên, Lưu Bị phong Ngụy Diên làm Trấn Viễn tướng quân, Thái phủ Hán Trung (tương đương với chức Tư lệnh quân khu).
Triệu Vân (168 – 229), tự Tử Long, là người Thường Sơn. Ông là danh tướng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, cũng là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.
>> Xem thêm: "Ba tấc lưỡi" của Gia Cát Lượng đã làm khổ Chu Du và Tôn Quyền ra sao?
Triệu Tử Long xưa kia vốn đi theo Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp giao hảo cùng Công Tôn Toản.
Ngay từ những ngày ấy, Triệu Vân đã từng không ít lần được Lưu Bị "mượn dùng" để đi đánh giặc cùng mình. Mối quan hệ của hai người nhờ đó mà dần trở nên thân thiết.
Sau khi Công Tôn Toản qua đời, Triệu Vân đã đi tìm Lưu Bị và được ông thu nhận vào tập đoàn chính trị của mình.
>> Xem thêm: Khai quật lăng mộ Quan Vũ, phát hiện bí mật kinh hoàng
Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không ít người và giết cũng rất ít. Năm 201, trong trận Nhữ Nam khi đánh nhau với quân Tào, ông giết chết Cao Lãm - một trong “Hà Bắc tứ trụ”, giao chiến 30 hợp đã đánh bại Trương Cáp.
Khi Lưu Bị mới đến Kinh Châu, Triệu Vân đã giết chết sơn tặc Trương Vũ, cướp ngựa Đích Lư dâng cho Lưu Bị. Năm 207, Triệu Vân giết chết Lã Khoáng, bộ tướng của Tào Nhân và đánh bại Lý Điển chỉ sau mười mấy hợp.
Năm 208, Tào Tháo đánh xuống phương Nam, truy đuổi Lưu Bị ở Đương Dương, Tràng Bản, Lưu Bị phải bỏ cả vợ con tháo chạy. Triệu Vân vừa ôm ấu chúa A Đẩu vừa bảo vệ Cam Phu nhân, vì thế hai mẹ con A Đẩu mới sống sót.
>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng võ nghệ đáng sợ của Lữ Bố khi đại chiến với anh em Lưu – Quan – Trương
Sau này Triệu Tử Long còn hộ tống Lưu Bị sang Giang Đông cầu thân, bảo vệ an toàn cho Lưu Bị khỏi vòng vây của Chu Du, đón Khổng Minh sau trận Xích Bích, điều này có thể thấy Lưu Bị đối với Triệu Tử Long có sự tín nhiệm rất lớn.
Tại trận chiến Hán Trung, Triệu Tử Long vì để tiếp ứng Hoàng Trung mà một mình độc chiến quân Tào, dùng mưu kế khiến cho quân Tào đại loạn, tổn thất nặng nề.
Tất cả những công lao trên của Triệu Tử Long có thể thấy là góp phần không hề nhỏ cho Lưu Bị, tuy nhiên ông chỉ được phong chức Dực Quân tướng quân. Đương thời, chức vụ của Triệu Tử Long còn không bằng Ngụy Diên, thật khiến cho người ta lấy làm cảm thán. Văn võ song toàn như vậy nhưng sự nghiệp của Triệu Vân lại khá lận đận. Ông không có nhiều quyền lợi, tước vị hay được chỉ huy hàng vạn binh mã như Quan Vũ, Trương Phi ở thời điểm đó.
>> Xem thêm: Hé lộ thiên tài chính trị thời Tam Quốc, vượt xa Gia Cát Lượng
Nguyên nhân Triệu Vân không được trọng dụng
Một luồng quan điểm chỉ ra rằng, Gia Cát Lượng muốn bảo vệ Triệu Vân vì sau khi ngũ hổ tướng lần lượt qua đời, chỉ có họ Triệu dũng mãnh còn tồn tại.
Khổng Minh không khỏi thương xót vì suy cho cùng, danh tướng này là dũng khí của nước Thục, chỉ cần Triệu Tử Long còn, Đông Ngô và Ngụy quốc đều sẽ không dám làm gì nhà Thục.
Thực ra mỗi lần Triệu Vân dấy binh đánh ở dâu, chủ lực của nước Ngụy cũng đều bị làm cho khuynh đảo.
Vì lẽ đó nên một khi danh tướng này chết, lòng quân và lòng dân nước Thục sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Gia Cát Lượng không thể không lo bảo vệ “biểu tượng dũng khí” của quốc gia.
Một luồng quan điểm khác từ những người ủng hộ thuyết âm mưu thì cho rằng, Triệu Vân là người được Lưu Bị giữ lại bảo vệ Lưu Thiền hoặc được bố trí để khống chế Gia Cát Lượng.
Lý do giải thích cho quan điểm này là vì Lưu Bị biết rõ sự trung thành của viên tướng này. Ông ta giao đất nước cho Khổng Minh nhưng lại giao con cho Triệu Vân. Ý đồ này của Lưu Bị, ngẫm lại sẽ thấy chẳng phải lẽ tự nhiên.
Bất luận thế nào, những quan điểm trên đều nói lên sự lợi hại của Triệu Vân. Thế nhưng, thường thì những người có năng lực qua thời gian sẽ được phát hiện và trọng dụng, còn với Triệu Vân thì khác.
Trong tình huống này, một luồng ý kiến khác cho rằng, Triệu Vân không được trọng dụng vì không thuộc phe phái nào.
Ngay từ đầu, thế lực của Lưu Bị chưa hề mạnh nên chỉ cần có người đến đầu quân, đều nhận được sự coi trọng của chúa công. Nhưng khi thế lực của ông ta mạnh lên, vấn đề đảng phái, môn đệ bắt đầu xuất hiện.
Nội bộ thế lực của Lưu Bị phân làm 2 phe phái chính, phe Thục do Pháp Chính cầm đầu ngày càng bộc lộ xu hướng cạnh tranh quyền lực với phe Hình Châu do Gia Cát Lượng thống lĩnh.
Người không thuộc phe phái nào như Triệu Vân ở giữa, hẳn sẽ không tìm được cách bứt phá cho riêng mình.
Nguyên nhân tiếp theo là cách dùng người của Lưu Bị. Danh tướng này đã làm công tác hộ vệ cho người đứng đầu nước Thục trong một thời gian hơn 10 năm nhưng mãi chỉ được coi là một hộ vệ tốt mà thôi.
Theo quan điểm của Lưu Bị, Triệu Vân thiếu năng lực độc lập, dù được trọng dụng nhưng cái gọi là trọng dụng ở đây được giới hạn ở một mức độ nhất định khiến họ Triệu cả đời chẳng thể “phất lên”.
Tại sao Triệu Vân không đầu quân cho Tào Tháo?
Tào Tháo trong lịch sử Tam quốc mặc dù là một kiêu hùng nhưng xét về các phương diện, đây là một nhân vật đáng nể, đặc biệt là trong lĩnh vực nhìn người và dùng người.
Có ba vị tướng, quân sư nhà Thục Hán mà Tào Tháo từng cố gắng hàng phục bằng được. Trong số này, chỉ một người đầu quân cho Tào Ngụy là Từ Thứ. Nhưng gần như người này không thể dùng được vì ông không bao giờ chịu hàng phục Tào.
Quan Vũ chỉ phục vụ cho Tào Tháo trong một thời gian ngắn rồi trở về với Lưu Bị. Người cuối cùng là Triệu Vân, danh tướng nhà Thục Hán.
Khi Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau, Lưu Bị bỏ lại cả gia đình cho Triệu Vân để trốn chạy. Trong tình huống nguy cấp, danh tướng này vẫn ôm chặt A Đẩu chiến đấu tìm đường thoát khỏi vòng vây của đối phương.
Đứng ở một bên quan sát Triệu Tử Long đơn độc chiến đấu, Tào Tháo biết đây là một người tài, lệnh cho quân sĩ chỉ được bắt sống không được giết.
Cũng nhờ quân lệnh này mà Triệu Tử Long hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ con trai chủ tướng. Tuy nhiên, cũng không thể đánh giá thấp năng lực của vị tướng tài trong sự kiện này.
Tính cách và tài năng của Triệu Vân cho thấy, ông là một võ tướng không có bất cứ nhược điểm nào. Liệu Tử Long có được Tào Tháo quý mến, yêu thích hay không là một chuyện nhưng tín nhiệm là điều có thể khẳng định.
Một ví dụ đơn giản để chứng mình điều này, chính là trường hợp của Quách Gia. Mưu sĩ này đã quyết định chọn Tào Tháo thay vì ở lại với Viên Thiệu và lựa chọn này đã không sai lầm.
Vậy thì tại sao Triệu Vân không làm như họ Quách? Có lẽ bởi ông là một nho tướng. Triệu Tử Long mang trong mình tư tưởng trung quân và tư tưởng đó đã ăn sâu vào máu thịt, một lòng phục vụ nhà Thục Hán.
Còn Tào Tháo, có lẽ trong mắt Triệu Vân ông ta chỉ là một gian thần nên dù cả đời không được trọng dụng, Triệu Vân vẫn nhất quyết không theo.
Dù sao, khi Lưu Thiện lên ngôi, Triệu Vân ít nhiều được thăng tiến. Nhưng chưa tận hưởng bổng lộc được bao lâu thì ông qua đời năm 229, thọ 61 tuổi. Mãi đến năm 261, trước sức ép của đại tướng Khương Duy, Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình hầu. Ông là người cuối cùng trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán nhận tước vị này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ