Bạo chúa điên cuồng và trụy lạc nhất đế chế La Mã là ai?
Hàng ngàn nữ trang thời trung cổ được phát hiện bên dưới các nhà thờ Scandinavia / 10 chiến binh dũng mãnh nhất lịch sử nhân loại
Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus (tiếng Latinh: Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus; 31 tháng 8 năm 12 – 24 tháng 1 năm 41), thường gọi theo biệt hiệu Caligula, là vị Hoàng đế La Mã thứ ba và là một thành viên của triều đại Julio-Claudia, trị vì từ năm 37 đến năm 41 Công nguyên. Ông nối ngôi của ông nuôi là Tiberius.
Nhìn chung, người ta chỉ biết một số ít chi tiết về Caligula. Những điều người ta biết được là trong thời gian trị vì ngắn ngủi, ông chỉ chú tâm vào những công trình xây dựng xa hoa và công cuộc mở rộng lãnh thổ. Ông ra sức tăng quyền lực theo hệ thống thống trị nguyên lão và củng cố địa vị và thế lực của mình, luôn lo phòng chống những kẻ mưu toan lật đổ ông. Nhưng sau cùng, trong một âm mưu của viện nguyên lão La Mã, ông bị lính Cận vệ của mình ám sát năm 41. Khi đó Caligula mới 28 tuổi. Sau đó, đội Cận vệ đưa Claudius lên kế vị.
Hoàng đế Galigula đã được ghi nhớ như một vị vua điên cuồng, tàn bạo và trụy lạc nhất trong lịch sử. Là một nhà độc tài điên loạn, Galigula không chỉ coi việc giết người và cướp vợ người khác như một thú vui mà còn chú tâm vào xây dựng những công trình xa hoa. Ông đã bị ám sát năm 41 SCN trong sự vui sướng của dân La Mã.
Cái tên Caligula được bắt đầu từ khi cậu bé Gaius Caesar thường được cha dẫn theo khi tham gia các chiến dịch quân sự của La Mã và được những tên lính lê dương ở đây quý mến, nhận làm con nuôi rồi được mặc một bộ quân phục La Mã nhỏ xíu, đi đôi giày thủ công đinh to Caligae.
Ngay từ nhỏ Caligula đã nếm trải rất nhiều hương vị của cuộc đời, từ những lời tán dương mật ngọt xưng tụng vô song dành cho người cha anh hùng của mình khi ông trở về vẻ vang cùng những chiến công và chiến lợi phẩm về Rome tới những sự đớn đau khi chỉ sau đó 2 năm, người cha anh hùng đã qua đời.
Lúc ấy không chỉ mình mẹ của Caligula mà có rất nhiều người tin rằng cha của Caligula đã bị đầu độc bởi chính Quốc vương Tiberius đang trị vì đế chế La Mã lúc bấy giờ.
Mặc dù mẹ của Caligula đã đúng khi lên tiếng buộc tội Tiberius nhưng tính cách kiêu căng và thẳng thắn đã khiến bà thất bại và cùng hai người con trai lớn, bà đã bị bắt, bị buộc tội là kẻ thù của vương quốc.
Chỉ mình cậu con trai út Caligula được ân xá và sống với bà ngoại. Có lẽ những năm tháng sống với bà ngoại, một người khéo léo và ngoại giao tốt đã giúp Caligula biết cách tận dùng cơ hội thiết lập các mối quan hệ chính trị vững chắc.
Đặc biệt mối quan hệ mang tính chiến lược với quyền trưởng pháp quan Macro, cánh tay phải của Tiberius khiến Caligula có nhiều sự ủng hộ khi đứng trước vị trí thừa kế ngôi vị hoàng đế.
Năm 35 sau Công nguyên, Caligula và người anh em họ Gemellus Tiberius trở thành đồng thừa kế ngội vị hoàng đế. Nhưng với ánh hào quang của người cha anh hùng đã truyền lại cho người con duy nhất còn sống sót, Caligula nhận được nhiều sự ủng hộ trong nước.
Chính vì vậy, Tiberius cũng không còn cách nào khác ngoài việc ủng hộ Caligua trước khi qua đời vào năm 37 sau Công nguyên trong sự vui mừng của cả Đế chế La Mã.
6 tháng đầu tiên nắm quyền của Caligula được mệnh danh là “tuần trăng mật” của người dân Rome. Vị hoàng đế mới lên ngôi này nhanh chóng giành được sự yêu mến của tất cả người dân với nhiều chính sách tặng thưởng, chia ngân khố của Tiberius với thuế thấp.
Caligula đã vẽ nên một kế hoạch đảm bảo những hành xử làm phản của Tiberius sẽ không còn nữa và ân xá cho tất cả những người La Mã đang bị tù đày dưới thời Tiberius.
Những chuyên chế, tàn bạo, lạc lối của Caligula chỉ thực sự bắt đầu sau thời gian suy nhược thần kinh và thể xác – hậu quả của căng thẳng quyền lực và nịnh hót.
Đã có lúc Caligula đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết với sự cầu nguyện của tất cả dân chúng. Khi bình phục hoàn toàn, Caligula tuyên bố mình được sinh ra một lần nữa để là Chúa và bắt đầu một giai đoạn mới của triều đại Caligula.
Vị hoàng đế này trở nên chuyên chế, thất thường hơn và độc ác hơn bao giờ hết. Để kỷ niệm sự hồi phục của mình, Caligula tuyên bố ngày nào cũng là ngày nghỉ và tổ chức những cuộc chơi đẫm máu. Những người lên tiếng phản đối đều bị đội cận vệ của Caligula kéo xuống bắt chiến đấu với thú hoang ở đấu trường.
Không chỉ dân thường, Caligula quay sang làm hại cả những người thân cận. Caligula cáo buộc Gemellus tội lên kế hoạch ám sát Caligula và bắt người anh em họ của mình phải tự vẫn hay kết tội chính bố vợ mình tội làm phản khi từ chối ủng hộ Caligula trong một chuyến du thuyền.
Thậm chí cả Macro, người kì cựu trong các chính sách bạo loạn và có mối quan hệ thắt chặt bền vững cũng bị buộc tội hãm hiếp vợ Caligula, người đàn bà đã từng là tình nhân của Macro và phải tự tử.
Caligula cũng kết tội nhiều vị nguyên lão trong Viện Nguyên lão, chính nơi đã tin tưởng trao mọi quyền lực tối ưu cho Caligula trong thời kỳ đầu lên ngôi.
Ngoài sự bạo ngược độc tài điên loạn với hành động tàn bạo thú tính, giết người vì tiền hay sự trụy lạc, trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi của mình, Caligula chú tâm vào xây dựng những công trình xa hoa và công cuộc mở rộng lãnh thổ.
Sau thời gian ngắn ngủi nhận được sự ủng hộ của tất cả dân chúng khi mới lên ngôi, càng ngày những âm mưu chống lại Caligula đều lớn dần lên trong mọi thành phần của đất nước.
Trong suốt thời kỳ trị vị Đế chế La Mã, Caligula luôn có những ám ảnh về thần thánh. Caligula yêu cầu tất cả mọi người không chỉ công nhận ông ta như một vị hoàng đế tối cao mà còn là Chúa.
Ban đầu Caligula thích mặc những trang phục hoá trang thành các á thần rồi chuyển sang các vị thần, thậm chí là những nữ thần như Venus, Juno, Diana. Đến giữa năm 40 sau Công nguyên, Caligula xây dựng một ngôi đền cho chính mình ở giữa trung tâm Rome với sự đóng góp xây dựng của nhiều quý tộc.
Caligula còn tìm những nhà pháp sư lão luyện nhất, dành hàng tuần ở trong phòng tối, tiết lộ mọi bí quyết nghệ thuật cho hoàng đế, truyền tất cả sức mạnh huyền bí của họ cho Caligula.
Vị hoàng đế này còn yêu cầu biến đền thánh Jerusalem thành miếu thờ hoàng cung, trong đó có một bức tượng lớn của Caligula và ra lệnh giết bất cứ ai có biểu hiện phản đối, chống lại mình.
Ngoài sự độc ác man rợ của Caligula, vị hoàng đế này còn nổi tiếng về sự trụy lạc. Khi bước vào tuổi mới lớn, Caligula bắt đầu mối quan hệ loạn luân với chính những người chị em của mình trong thời kỳ trước khi chuyển tới gia nhập gia đình Tiberius trên đảo Capri.
Caligula đã từng tuyên bố sẽ sớm mở một nhà chứa ở trong cung điện và bắt các nghị viên nguyên lão phải có mặt tại những cuộc vui chơi truy hoan và phải mang theo vợ cùng con gái để họ hành nghề mại dâm.
Người vợ đầu tiên của Caligula là Junia Claudilla đã qua đời khi sinh nở. Với quyền thế của mình, Caligula đã cướp người vợ thứ hai Livia Oreustialla ngay từ tay chú rể tại lễ cưới. Nhưng chỉ sau đó ít lâu, hai người đã li dị.
Thời điểm này Caligula bị sốc bởi cái chết của người em gái út Drusilla, cũng là người đã để lại nhiều ám ảnh cho Caligula trong mối quan hệ loạn luân trước kia. Theo thông lệ, người ta sẽ thờ hoàng đế khi hoàng đế băng hà, còn Drusilla là một người không quan trọng đối với bất kỳ ai.
Nhưng Caligula đã biến em gái thành một bà chúa và trong thời gian tang lễ, nếu ai cười nhạo, tắm rửa hay thết đãi khách thì đó là sự xúc phạm vương quốc. Caligula cũng đặt một tượng vàng của Drusilla tại Viện Nguyên lão.
Sau khi biến em gái thành một bà chúa, Caligula lại cưới vợ 1 lần nữa. Người mà vị hoàng đế này nhắm đến là Lollia Paulina, một phụ nữ giàu có và đã kết hôn. Caligula buộc chồng người phụ nữ này phải nhường vợ cho mình, nhưng một cách nhanh chóng, Caligula lại chán bà vợ mới và li dị vợ sau vài tuần kết hôn.
Không chỉ vậy, Caligula còn ban hành lệnh cho người vợ mình mới li dị phải sống độc thân suốt phần đời còn lại. Người vợ thứ 4 của Caligula cưới năm 39 sau Công nguyên là người cẩu thả và tiêu xài hoang phí.
Đây cũng là người bạn tâm giao và được Caligula vô cùng yêu. Tuy nhiên cái cách yêu vợ của Caligula cũng “quái đản” tới mức phô bày vợ mình không mảnh vải che thân trước mặt bạn bè để tự hào. Người vợ này sinh cho Caligula một người con duy nhất, được đặt tên theo người em gái đã chết Drusilla.
Mặc dù vậy nhiều người vẫn cho rằng, Caligula chưa chắc đã là cha đẻ của cô công chúa nhỏ này. Vợ và con của Caligula cũng bị sát hại sau khi Caligula bị đâm chết trên đường rừ rạp hát trở về vào ngày 24/1/41 sau Công nguyên.
Trong số những kẻ ám sát Caligula có cả thành viên gia đình và quyền trưởng pháp quan mới được bổ nhiệm để bảo vệ hoàng đế. Vụ ám sát này được Casius Chaerea, người bị Caligula lăng mạ trước triều đình vì tính nhu nhược thực hiện.
Chưa đầy 4 năm trị vì, những công trình xây dựng đồ sộ của Caligula vẫn chưa được thực hiện hết, nhưng với danh tiếng của sự điên cuồng, chuyên chế và đồi trụy, Caligula vẫn được nhắc đến như một trong những người đàn ông độc ác nhất trong lịch sử mọi thời đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
CLIP: Vừa thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu, ngựa vằn lại gặp phải bầy sư tử vài cái kết
CLIP: Thấy con nhỏ bị đàn xư tử tấn công, trâu rừng mẹ dũng cảm lao vào truy sát kẻ đi săn và cái kết mỹ mãn
Tiết lộ ốc đảo giữa sa mạc lớn nhất châu Á: Tồn tại khoảng 2.000 năm, được mệnh danh ‘thiên đường’
Loại gỗ quý hiếm hơn cả gỗ sưa, 96% nguồn cung từ Brazil, nguy cơ tận diệt vì bị 'mafia' truy lùng ráo riết