Khám phá

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ đo được vào ban đêm đạt 38°C (101°F) tại một thị trấn ở Siberia xa xôi, vùng lãnh thổ ở cực Bắc của nước Nga, một trong những nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới với nhiệt độ mùa đông xuống tới -50°C.

Kinh hãi trước quái vật nửa nhện, nửa bọ cạp vô cùng hung dữ / Phát hiện nhiều di vật giá trị trong mộ của nữ quý tộc thời cổ đại sau 4.500 năm

Nhiệt độ mới đo được cao hơn tới 18°C so với mức trung bình hàng ngày tối đa trong tháng 6 ở khu vực này và cũng là nhiệt độ kỷ lục từng đo được tại đây.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ đo được vào ban đêm đạt 38°C tại Siberia, Nga (Ảnh The Moscow Times)

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ đo được vào ban đêm đạt 38°C tại Siberia, Nga (Ảnh The Moscow Times)

Mỗi năm, nhiệt độ lại đạt mức cao kỷ lục mới, làm tan băng và cháy rừng ở khu vực Siberia. Tại Bắc Cực nói chung, nhiệt độ không khí đã tăng lên với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới - Ảnh 1.

Tại Bắc Cực, nhiệt độ không khí tăng với tốc độ gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. (Ảnh: The Conversation)

Sóng nhiệt Siberia gần đây và nhiệt độ mùa hè cao trong những năm trước đã và đang đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu Bắc Cực. Băng vĩnh cửu Bắc Cực có lớp bề mặt mỏng đóng băng và tan chảy mỗi năm. Khi nhiệt độ tăng lên, lớp bề mặt này trở nên sâu hơn và các cấu trúc bên trong băng bắt đầu lỏng lẻo và tan chảy. Đây là một phần nguyên nhân cho sự cố tràn dầu thảm khốc xảy ra ở Siberia vào tháng này, khi một bể chứa nhiên liệu sụp đổ và xả ra hơn 21.000 tấn nhiên liệu - sự cố tràn dầu lớn nhất từng có ở Bắc Cực.

Vậy điều gì đang xảy ra với Bắc Cực, và tại sao biến đổi khí hậu ở đây dường như nghiêm trọng hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới?

 

Các mô hình nóng lên được dự đoán

Các nhà khoa học đã phát triển các mô hình của hệ thống khí hậu toàn cầu hay gọi tắt là GCM, giống với các mô hình chính được thấy trong các dự báo thời tiết. Điều này giúp chúng ta theo dõi và dự đoán các hiện tượng khí hậu như gió mùa Ấn Độ, El Niño, Dao động phương Nam và dòng chảy đại dương.

GCM đã được sử dụng để dự báo những thay đổi về khí hậu khi trái đất có nhiều khí CO2 trong khí quyển hơn kể từ những năm 1990. Một đặc điểm chung của các mô hình này là một hiệu ứng gọi là khuếch đại cực, tức là sự nóng lên được tăng cường ở các vùng cực và đặc biệt là ở Bắc Cực. Sự khuếch đại có thể nằm trong khoảng từ hai đến hai rưỡi, nghĩa là với mỗi mức độ nóng lên toàn cầu, Bắc Cực sẽ hứng chịu gấp đôi hoặc hơn. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này?

Tuyết tươi là bề mặt tự nhiên sáng nhất trên hành tinh. Nó có suất phản chiếu khoảng 0,85; có nghĩa là 85% bức xạ mặt trời rơi vào tuyết tươi được phản xạ trở lại không gian. Đại dương thì ngược lại - nó có bề mặt tự nhiên tối nhất trên hành tinh và chỉ phản xạ 10% bức xạ (suất phản chiếu là 0,1). Vào mùa đông, Bắc Băng Dương, bao phủ Bắc Cực, được bao phủ trong băng biển và băng biển đó có một lớp tuyết cách nhiệt trên đó. Lớp tuyết này giống như một tấm chăn nhiệt lớn, sáng chói bảo vệ đại dương tối tăm bên dưới. Khi nhiệt độ tăng vào mùa xuân, băng biển tan chảy làm lộ ra đại dương tối tăm bên dưới, nơi hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn, làm tăng sự ấm lên của khu vực, từ đó càng làm tan chảy nhiều băng hơn. Đây được gọi là cơ chế phản hồi suất phản chiếu băng.

Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới - Ảnh 2.

Băng biển Bắc cực tan chảy làm gia tăng sự nóng lên trong khu vực. (Ảnh: The Conversation)

 

Cơ chế này đặc biệt mạnh ở Bắc Cực bởi vì Bắc Băng Dương gần như được bao bọc bởi Lục địa Á - Âu (Eurasia) và Bắc Mỹ. Vì thế, so với Nam Cực, dòng hải lưu di chuyển xung quanh và ra khỏi khu vực này dễ dàng hơn. Do đó, lượng băng biển có tuổi đời hơn một năm ở Bắc Cực đã giảm dần với tốc độ khoảng 13% mỗi thập kỷ kể từ khi vệ tinh bắt đầu thu thập dữ liệu vào cuối những năm 1970. Dữ liệu lõi băng cho thấy bề mặt tan chảy tăng cường trên dải băng trong thập kỷ qua là chưa từng có trong quá khứ.

Nói cách khác, nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận vào mùa hè năm nay ở Bắc Cực sẽ không phải xuất hiện một lần duy nhất. Đây là một phần của xu hướng dài hạn được các mô hình khí hậu dự đoán từ nhiều thập kỷ trước. Và năm nay, chúng ta đã chính thức nhìn thấy kết quả không mong muốn: Bắc Cực chính là một trong những nạn nhân xấu số nhất của biến đổi khí hậu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm