Khám phá

Bảo tháp làm từ vàng và gỗ quý của 'đệ nhất tham quan' Hòa Thân được định giá lên tới 17.000 tỷ đồng

Không chỉ được chế tác từ một trong những loại gỗ quý đắt đỏ nhất thế giới, tháp gỗ của Hòa Thân còn được trang trí bằng vàng vô cùng xoa hoa và tinh xảo.

Rùng rợn trước tục lệ 'để tang' của bộ tộc Dani xứ Papua New Guinea / Khai quật ‘kho báu vô song’ ở Ý, phát hiện loạt bảo vật quý hiếm khiến thế giới ngỡ ngàng

Hòa Thân là "đệ nhất tham quan" khét tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Độ giàu có của hắn có thể nói là hơn cả vua Càn Long, đến mức ngày nay vẫn còn lan truyền câu nói: "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Sau khi bị vua Gia Khánh kết tội và tịch thu tài sản ở tuổi 49, người ta thống kê được gia sản của hắn lên tới hơn 1.100 triệu lạng bạc, tương đương với quốc khố nhà Thanh thu trong vòng 15 năm. Sở Văn lục đời sau viết: "Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".

Hòa Thân còn giàu có hơn cả hoàng đế - Ảnh minh họa

Không chỉ nổi tiếng giàu có, Hòa Thân còn là một "tay chơi" đích thực khi cực kì chịu chi. Hầu như những thứ xa hoa nhất trong thiên hạ khi đó đều thuộc sở hữu của tham quan này. Ngoài niềm đam mê bất tận với ngọc trai, Hòa Thân còn rất thích gỗ quý. Bằng chứng là cột nhà trong phủ của Hòa Thân hầu hết đều được làm từ gỗ kim tơ nam mộc, loại gỗ được xem là "vua" của các loại gỗ quý, các nhà sử học nhận định mỗi cây có giá tới 2,7 tỷ NDT (gần 9.200 tỷ đồng).

Tháp gỗ tử đàn của Hòa Thân

Ngoài những cây cột nhà xa xỉ, Hòa Thân còn sở hữu một bảo tháp có giá trị ngang một gia tài khổng lồ. Tương truyền để tạo ra bảo tháp này, "đệ nhất tham quan" Trung Quốc đã sai 10 người thợ thủ công hàng đầu hoàn thành trong vòng một năm. Nguyên liệu để làm ra bảo tháp này là gỗ tử đàn và vàng, mỗi chi tiết đều tinh xảo đến mức kinh ngạc. Theo phong thủy, gỗ tử đàn có sinh khí mạnh, mang ý nghĩa may mắn, bình an. Tuy nhiên, vì giá trị cực kì cao nên người ra thường chế tác thành các món đồ có kích thước nhỏ như tượng Phật, vòng tay, tràng hạt...

Riêng Hòa Thân sẵn sàng chi số tiền lớn để tạo ra bảo tháp từ gỗ tử đàn, còn trang trí bằng vàng thể hiện đẳng cấp giàu có của mình. Được biết, bảo tháp này được tìm thấy ở Tô Châu và ngày nay, chuyên gia định giá nó lên tới 50 tỷ NDT (tương đương với 17.000 tỷ đồng).

Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm