Khám phá

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản

Dù được chế tác cách đây gần 2.500 năm nhưng các chuyên gia hiện nay vẫn không thể tạo ra phiên bản hoàn hảo từ bảo vật này. Bí mật đằng sau là gì?

‘Bảo vật’ bên trong tượng Phật Bà Quan Âm 800 năm tuổi được tìm thấy nhờ một sự cố đặc biệt / Cuốc đất đụng cây rau bán đầy ngoài chợ, lão nông không ngờ đó lại là bảo vật

Đây được coi là bảo vật quốc gia hiếm có thách thức các công nghệ hiện đại ngày nay.

Theo đó, vào năm 1978, tại thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), các công nhân tại địa phương sử dụng thuốc nổ phá ngọn đồi để xây dựng công xưởng. Tuy nhiên, sau khi lớp sa thạch ở trên ngọn đồi bị nổ tung, có một ngôi mộ cổ bất ngờ lộ ra.

Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà khảo cổ đã tức tốc đến hiện trường và triển khai kế hoạch khai quật. Đây được coi là sự kiện khảo cổ lớn vào thời điểm đó, bởi có cả máy bay trực thăng quân sự được huy động để chụp toàn cảnh ngôi mộ này.

Theo các chuyên gia khảo cổ, lăng mộ này có tổng diện tích lên tới 220 m2, sâu tới 13 m. Sau khi khai quật và tiến hành đánh giá sơ bộ, các nhà khảo cổ xác nhận hài cốt ở bên trong quan tài là nam. Người này cao khoảng từ 1m61 hoặc 1m63.

Cùng với dòng chữ được chạm khắc trên quan tài cổ, nhóm khảo cổ kết luận đây là lăng mộ của Tăng Hầu Ất (475 TCN – 433 TCN), vua của nước Tăng, một chư hầu của nhà Chu thời Chiến Quốc. Tin tức này vừa truyền ra, giới khảo cổ đều chấn động, bởi việc khai quật lăng mộ của một nhà vua có giá trị nghiên cứu rất lớn.

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 1.

Nhiều bảo vật quý giá được tìm thấy trong lăng mộ Tăng Hầu Ất.

Do lăng mộ của Tăng Hầu Ất có thể từng gặp phải một trận lũ lụt trong quá khứ khiến mạch nước ngầm bị vỡ, cổ vật trong mộ đều bị chìm sâu ở dưới nước.

Ngoài chiếc quan tài khổng lồ của Tăng Hầu Ất,các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 15.000 cổ vật,bao gồm nhiều đồ gỗ sơn mài, đồ vật bằng vàng, ngọc, vũ khí, xe ngựa… Đặc biệt, chỉ tính riêng đồ đồng đã có tới 6.239 cổ vật.

Trong số hàng nghìn món đồ đồng này, có một bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng bối rối vì kết cấu cực kỳ phức tạp. Bảo vật này được gọi làTăng Hầu Ất Tôn Bàn. Đây là một đồ dùng bằng đồng của Tăng Hầu Ất.

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 3.

Tăng Hầu Ất Tôn Bàn là đồ vật bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ Tăng Hầu Ất.

 

Bảo vật đồ đồng gần 2.500 năm thách thức công nghệ hiện đại

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 4.

Tăng Hầu Ất Tôn Bàn được chế tác rất tinh xảo và phức tạp.

ChiếcTôn Bàn này cao 42 cm, đường kính 58 cm và nặng 30 kg. Tôn Bàn bao gồm 2 phần là chén rượu và đĩa. Hai phần này được chế tác có thể tháo rời và rất linh hoạt. Khi hai bộ phận này được ghép vào với nhau, chúng trở thành Tôn Bàn, một bảo vật hiếm có gần 2.500 năm. Trên thân của chiếc đĩa đồng có khắc chữ tiết lộ đây là đồ vật mà vị vua Tăng Hầu Ất sử dụng lúc còn sống.

 

Trên chiếc Tôn Bàn nàycó hơn nghìn con thú lạ được chế tác tinh xảo, chẳng hạn như rắn, rồng, lân… Kể từ khi được khai quật vào năm 1978, phương pháp chế tác của Tăng Hầu Ất Tôn Bàn đã gây tranh luận lớn. Nhiều người đặt câu hỏi rằng những người thợ cách đây gần 2.500 năm rốt cục đã dùng cách gì để làm ra một bảo vật có kết cấu phức tạp và đẹp mắt như vậy?

Theo đánh giá của các chuyên gia,Tăng Hầu Ất Tôn Bàn được đúc bằng phương pháp chảy sáp, bởi vì không có dấu vết rèn và đúc trên các hoa văn phức tạp.

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 6.

Hoa văn trên bảo vật này khiến công nghệ hiện đại phải "ngả mũ" vì quá phức tạp.

Đến khi có một người thợ mất tới 20 năm để nghiên cứu và chế tác ra một sản phẩm theo tỷ lệ 1:1 bằng phương pháp chảy sáp thất truyền, quá trình chế tác chiếc Tôn Bàn này mới được hé mở. Người thợ này tên là Hoàng Kim Châu. Ông chính là một trong những nhân viên tham gia vào quá trình khai quật lăng mộ Tăng Hầu Ất.

 

Công nghệ chảy sáp đã thất truyền, nhưng ông Hoàng Kim Châu vẫn kiên trì thử chế tác Tôn Bàn. "Hiện nay, tôi không còn nhớ rõ mình đã thất bại mấy chục lần", ông Châu cho biết.

Ban đầu, người thợ này sử dụng thạch cao để cho ra hình dạng đại khái, sau đó khắc chạm lên. Đây là một mô hình thạch cao giúp ông có thể bắt đầu tìm hiểu về công nghệ chảy sáp cách đây hơn 2.000 năm.

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 8.

Ông Hoàng Kim Châu không thể nhớ được số lần thất bại trong 20 năm nghiên cứu bảo vật này.

Ông Châu cho biết, từ thạch cao cho đến khuôn sáp, quá trình này đã sử dụng chất liệu hiện đại chẳng hạn như nhựa silic. Tuy nhiên, về nguyên lý chế tác thì không có nhiều khác biệt só với cách làm của người xưa.

Mỗi lần làm, ông Châu đều sử dụng các công cụ hiện đại như thép nung, điện, nhưng quả thậtcấu trúc của Tôn Bàn rất khó và phức tạp. Vậy nên, mỗi khi làm, ông đều thầm nghĩ người xưa rốt cục đã làm Tôn Bàn như thế nào và "ngả mũ" trước trí tuệ và tài năng của họ.

 

Sau khi hoàn thành việc điêu khắc khuôn sáp nhờ sử dụng các môi chất, người thợ sẽ tiến hành tráng ba lớp cát thạch anh và lặp lại trong 2 ngày liên tục để hình thành vỏ cứng. Sau đó, khuôn sáp sẽ được đưa vào lò nung để thực hiện công đoạn quan trọng nhất trong quá trình chảy sáp. Khi nước đồng ngưng đọng, một bộ phận của Tôn Bàn đã hoàn thành.

Cổ vật gần 2.500 năm trở thành bảo vật quốc gia

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 10.

Các chuyên gia nhận định rằng rất khó để tạo ra phiên bản của Tăng Hầu Ất Tôn Bàn.

Theo các chuyên gia, mặc dù sử dụng các công cụ hiện đại hỗ trợ, nhưngmột bộ phận nhỏ của Tăng Hầu Ất Tôn Bàn cũng phải mất tới một tháng mới có thể chế tác được. Do đó, thật khó tưởng tượng những người thợ cổ xưa đã làm Tôn Bàn như thế nào. Điều này khiến các chuyên gia và ngay cả những người thợ tài giỏi ngày nay cũng phải ngưỡng mộ.

Rõ ràng việc tạo ra phiên bản của Tăng Hầu Ất Tôn Bàn là rất khó khăn. Thậm chí, các chuyên gia thừa nhận rằng, cho dù có cố tình học theo cách đúc sáp chảy hoặc dùng các công nghệ hiện đại ngày nay thì cũng rất khó có thể tạo ra một chiếc Tôn Bàn hoàn hảo như bản gốc.

Quá trình đúc Tôn Bàn rất khéo léo, đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao. Việc tìm thấy Tôn Bàn và quá trình đúc của nó là minh chứng cho thấycông nghệ đúc chảy sáp cách đây hơn 2.000 năm đã đạt đến trình độ rất cao.

 

Bảo vật gần 2.500 năm, có hơn 1.000 con thú lạ, khiến công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản - Ảnh 11.

Bảo vật Tăng Hầu Ất Tôn Bàn hiện đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).

Các nhà khảo cổ cho rằngTăng Hầu Ất Tôn Bàn chắc chắn là đồ đồng phức tạp và đẹp nhất thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Cho đến nay, vẫn chưa có đồ đồng nào có thể so sánh được với bảo vật hiếm có này.

Tăng Hầu Ất Tôn Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), và được công nhận là bảo vật quốc gia, cấm không được mang ra nước ngoài để triển lãm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm