Bắt được 'khủng long sống' ở Australia
Bí ẩn gen ‘sống thọ’ của loài cá mập 400 tuổi có thể quyết định tương lai loài người / Bí ẩn sự xuất hiện ngày càng nhiều cá mập có hai đầu
Cá mập yêu tinh
Loài cá mập yêu tinh rất hiếm gặp vì chúng thường sống tại vùng nước gần đáy biển cách bề mặt khoảng 1.200m. Chúng không thích ánh nắng Mặt trời và thích bóng tối dưới đáy biển. Vì thế, chúng còn được gọi là ‘cá mập ma cà rồng’.
Mặc dù vậy, con cá mập nhỏ này được 2 cha con ngư dân Lochlainn Kelly bắt bằng lưới tại vùng nước cách bề mặt chỉ khoảng 609m gần Green Cape ở ngoài khơi bờ biển New South Wales, Australia. Sau đó, nó được đưa tới công viên hải dương Wharf ở Merimbula để các nhà khoa học nghiên cứu.
Con cá mập bắt được ở ngoài khơi Australia có hình dạng rất đáng sợ với bụng màu hồng nhạt, vây màu xám, mũi dài và răng nhọn. Nó có chiều dài 1,2 m nên các nhà khoa học phỏng đoán nó khoảng 2 đến 3 năm tuổi, trong khi cá mập yêu tinh trưởng thành dài từ 3 đến 4 m.
Cá mập yêu tinh là loài duy nhất còn sống sót trong họ cá mập Mitsukurinidae xuất hiện trên Trái đất cách đây 125 triệu năm.
“Răng của chúng thường được tìm thấy trong dây cáp điện ngầm dưới biển”, nhà nghiên cứu sinh vật biển McMaster tại công viên hải dương Wharf, cho biết. Con cá mập này sẽ được chuyển tới viện bảo tàng Australia để trưng bày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tài liệu tuyệt mật của CIA tiết lộ vụ 'trả thù' do người ngoài hành tinh gây ra sau khi đĩa bay bị bắn rơi
Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã
CLIP: Linh dương vô tình chọn ngay “tử địa” khi uống nước, cái kết khiến ai cũng bất ngờ
Vì sao Trư Bát Giới nuốt chửng nhân sâm quả không nhai? Sự thật bất ngờ sau hành động tưởng chừng ngốc nghếch
CLIP: Linh dương mẹ liều mình đối đầu đại bàng để cứu con non
CLIP: Đang tán tỉnh nhau, 'cỗ quan tài sống' bị chim hồng hoàng tóm được và cái kết đẫm máu