Bất lực trước Triệu Việt Vương, mãnh tướng Trung Hoa bỏ về nước xưng đế
Trần Bá Tiên bất lực trước Triệu Quang Phục
Năm 541, Triệu Quang Phục tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế (Lý Bí) được trao chức Tả tướng quân. Tháng 5 năm 545, Lương Vũ Đế cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem 10 vạn quân sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế thua trận, lui vào động Khuất Lạo. Trước khi mất, Lý Nam Đế trao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Nhận sự ủy thác, Triệu Quang Phục đem quân về xây dựng căn cứ ở đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).
Sự kiện này trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Triệu Quang Phục cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Trần Bá Tiên rất đông, Quang Phục liệu thế không chống nổi bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch. Đầm này ở huyện Chu Diên, chu vi không biết bao nhiêu dặm, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì lạc, không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết”.
Có được căn cứ địa hiểm trở, Triệu Quang Phục đã sử dụng lối du kích, ngày ngày ông đều cùng quân sĩ luyện tập. Ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân tập kích bất ngờ vào các doanh trại và các cuộc hành binh của quân Lương. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Quang Phục thuộc đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm, ban ngày tuyệt không để lộ khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên theo hút mà đánh, nhưng không đánh được. Người trong nước gọi là Dạ Trạch vương”. Lối đánh này mang lại hiệu quả cao, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, làm cho uy thế của Triệu Quang Phục ngày càng lừng lẫy, người dân tôn ông là Dạ Trạch vương.
Dù Trần Bá Tiên - tổng chỉ huy của quân xâm lược nhà Lương - là viên tướng khét tiếng, rất giỏi chiến trận, trước đội quân "thoắt ấn, thoắt hiện" của Triệu Việt Vương, quân Lương hoàn toàn bất lực. Lúc này, nhà Lương bên Trung Quốc rối loạn, triều thần tranh quyền đoạt vị, Trần Bá Tiên nhắm thấy ở lại cũng khó thắng được Triệu Quang Phục, nên dẫn toàn bộ binh mã trở lại Trung Nguyên với lý do cứu giá.
Trần Bá Tiên dẹp loạn Hầu Cảnh
Năm 548 khi đang sắp sửa kéo quân về cứu giá Lương triều thì Trần Bá Tiên được tin Thứ Sử Quảng châu là Nguyễn Cảnh Trọng đang bí mật chuẩn bị theo phe Hầu Cảnh. Thế là xung đột giữa Bá Tiên và Cảnh Trọng nổ ra công khai ngay lập tức. Năm 549, Bá Tiên đánh bại Cảnh Trọng và mời Tiêu Bột làm Thứ Sử Quảng Châu. Như thế là mặt phía Nam đã tạm ổn nên Bá Tiên lại tính đến chuyện Bắc tiến, nhưng vị tướng này vẫn biết rằng vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt vì trên đường bắc tiến, nằm giữa châu Quảng và vùng núi rừng ở phía Bắc ngăn chia lưu vực sông Tích và sông Dương Tử, là châu Hàng.
Khi Bá Tiên mang quân đánh Lý Bí năm vào 545 thì có Lan Khâm, thứ sử Hàng Châu và người phụ tá rất tin cậy của ông ta là Âu Dương Nguy đi theo. Khi Lan Khâm chết vì bệnh trên đường đi đến Giao Châu thì Âu Dương Nguy được phép đem thi thể Lan Khâm về Hàng Châu. Sau đó, Âu Dương Nguy được lệnh ở lại canh giữ Hàng Châu để các quan chức tháp tùng Bá Tiên bắc tiến đánh Hầu Cảnh.
Khi Hầu Cảnh giết được Lương Vũ Đế thì ở miền Nam, các quan chức địa phương tranh nhau nổi lên chiếm quyền và giành đất đai; trong số đó có Lan Dụ là em của Lan Khâm đã chết. Lúc đó Lan Dụ đang làm Thứ Sử Cao Châu và có ý rủ Âu Dương Nguy theo y làm phản nhưng Nguy từ chối. Thấy thế Lan Dụ bèn xua quân đánh Âu Dương Nguy ở Hàng Châu nhưng nhờ có Trần Bá Tiên kéo quân đến cứu nguy nên Lan Dụ bị đánh bại. Vì thế sau này Âu Dương Nguy đã giúp Trần Bá Tiên khi ông tiến qua vùng núi Hàng Châu để tiến đánh Hầu Cảnh. Trần Bá Tiên được lệnh mang quân về bắc cứu nạn. Hai bên giằng co trong mấy năm. Năm 551, Hầu Cảnh phế Giản Văn Đế tự xưng đế. Trần Bá Tiên mang quân đánh bại Hầu Cảnh, chiếm lại Kinh thành Kiến Khang. Năm 552, Hầu Cảnh thua trận bỏ chạy, giữa đường bị giết chết.
Tháng 11 năm 552, Trần Bá Tiên và các triều thần lập Hoàng thân Tiêu Dịch lên ngôi, tức là Lương Nguyên Đế. Nguyên Đế giao phó nửa phần phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả kinh đô, cho hai vị tướng quân có uy thế nhất trong đó có Trần Bá Tiên; còn vua thì đóng đô ở thành Vũ Hán (Hán Khẩu).
Chia ba thiên hạ
Dẹp được loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên được phong chức Tư không. Sau loạn Hầu Cảnh, nước Lương vẫn hỗn loạn. Các con cháu của Lương Vũ Đế đều muốn tranh quyền, người dựa vào Tây Ngụy, người dựa vào Bắc Tề (họ Cao đoạt ngôi Đông Ngụy năm 550). Tháng 2 năm 553, Thứ sử Ích Châu là Tiêu Kỷ phản Lương đánh Giang Lăng. Lương Nguyên Đế cầu cứu Tây Ngụy. Tây Ngụy nhân dịp bành trướng, bèn mang quân đánh Ích Châu giết Kỷ, rồi năm 554 đánh giết luôn cả Lương Nguyên Đế, lập tay sai Tiêu Sát làm Lương Vương ở Giang Lăng.
Trần Bá Tiên và đại thần Vương Tăng Biện là thông gia, không công nhận Tiêu Sát, lập con Nguyên Đế Tiêu Dịch là Tiêu Phương Trí (Lương Kính Đế) lên ngôi. Lúc đó Kinh thành Kiến Khang chịu sức ép của Bắc Tề, Vua Bắc Tề đưa Tiêu Uyên Minh về lên ngôi, Vương Tăng Biện chấp thuận, Tiêu Phương Trí bị đưa xuống làm Thái tử.
Trần Bá Tiên phản đối chấp nhận sự áp đặt của Bắc Tề, thành ra mâu thuẫn với Vương Tăng Biện. Tháng 9 năm 555, ông mang quân giết chết Tăng Biện, phế Uyên Minh và lập Phương Trí trở lại ngôi vua, tức là Lương Kính Đế. Phe cánh của Tăng Biện chạy sang nương nhờ Bắc Tề.
Trần Bá Tiên được phong làm Thượng thư lệnh, Đô đốc kiêm Thứ sử Nam Từ và Dương Châu. Vua Bắc Tề nghe tin con bài Tiêu Uyên Minh bị phế, bèn mang quân đánh Lương, tới Thung Sơn. Con rể Vương Tăng Biện là Đỗ Kham làm Thứ sử Ngô Hưng cùng em Tăng Biện là Tăng Trí làm Thái thú Ngô Quận nhân thời cơ cũng hưởng ứng Bắc Tề.
Trần Bá Tiên kiên cường chống trả. Gặp lúc nước Lương bị lụt to, ông được các bô lão Giang Nam ủng hộ lương thực đã đánh bại quân Bắc Tề, tiêu diệt Đỗ Kham và Vương Tăng Trí. Sau chiến thắng đó, uy tín của Trần Bá Tiên rất cao. Tháng 10 năm 557, ông phế Lương Kính Đế lên ngôi, lập ra nhà Trần. Sử gọi ông là Trần Vũ Đế.
Bắc Tề thù hận ông, theo lời cầu viện của con Vương Tăng Biện là Vương Lâm, lấy danh nghĩa giúp cháu Lương Nguyên Đế (Tiêu Dịch) là Tiêu Trang về làm vua ở Dĩnh châu. Trần Vũ Đế phái tướng Từ Đô mang quân đón đánh.
Giữa lúc quân hai bên đang giằng co thì Trần Vũ Đế lâm bệnh mất, thọ 57 tuổi. Vì con ông là Trần Xương đang bị bắt làm tù binh ở Tây Thục nên triều Trần lập người cháu gọi ông bằng chú là Trần Thiến lên ngôi, tức là Trần Văn Đế. Văn Đế xứng đáng nối cơ nghiệp của ông, đánh bại Liên quân Bắc Tề - Vương Lâm và nhiều lực lượng cát cứ khác ở Giang Nam, mở đất đến Tây Thục. Nước Trần do Trần Bá Tiên lập ra cùng các nước Bắc Tề, Bắc Chu chia ba Trung Quốc tới hết thời Nam-Bắc triều.
Theo Minh Anh/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm