Bật mí lý do 3 vị Hoàng hậu được Khang Hi sủng ái đều qua đời khi còn rất trẻ, dù được vua sủng ái
Danh tính nhà giáo văn võ song toàn, có học trò là hai hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam / Tại sao vua thời Tống lại không mặc long bào với họa tiết rồng, biểu tượng quyền lực tối thượng của các hoàng đế xưa?
Khang Hi là hoàng đế Trung Hoa thứ 4 thời nhà Thanh, ông được coi là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Suốt 61 năm trị vì, ông đã chính tay sắc phong cho 3 hoàng hậu nhưng tất cả đều qua đời khi còn rất trẻ. Hai người qua đời ở tuổi mới hơn 20, người còn lại vừa được phong làm Hoàng hậu vài ngày đã ra đi mãi mãi.
Chân dung Khang Hi
Tại thời điểm ấy, tuổi thọ trung bình của nam giới là 45 tuổi và ở nữ giới là 50 tuổi. Vậy nên, khi biết độ tuổi qua đời 3 vị Hoàng hậu nhiều người không khỏi thắc mắc nguyên nhân thực sự đằng sau.
1. Hiếu Thành Nhân Hoàng hậuVào năm Khang Hi thứ 4, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý (cháu gái của đại thần Sách Ni) được Hiếu Trang thái hậu lựa chọn thành bậc mẫu nghi thiên hạ. Lý do vì muốn dựa vào thế lực của gia tộc nàng để củng cố quyền lực cho Khang Hi.
Nhờ vậy, khi mới bước sang tuổi 13, Hách Xá Lý đã trở thành vợ cả của Hoàng đế Khang Hy. Đến năm Khang Hi thứ tám, Hách Xá Lý thị sinh con đầu lòng cho nhà vua, đặt tên là Thừa Hỗ.
Khoảng 3 năm, Thừa Hỗ qua đời khi mới chỉ lên 4 tuổi. Tình cảnh éo le này đã khiến Hách Xá Lý thị bị đả kích nghiêm trọng. Kể từ đó, nàng sống trong nước mắt và dằn vặt vì đã để mất con.
Mãi đến năm Khang Hy thứ mười ba, Hách Xá Lý mới sinh thêm hoàng tử Phế thái tử Dận Nhưng, vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tận hưởng niềm vui chưa được bao lâu, Hách Xá Lý đã qua đời vì ngôi thai không đúng và xuất huyết.
2. Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu
Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị có xuất thân quyền quý. Cha nàng là Át Tất Long - một trong bốn đại thần nổi tiếng thời nhà Thanh, được vua vô cùng trọng dụng. Vậy nên, khi chỉ mới lên 7 tuổi, nàng đã nhập cung.
Theo sử sách ghi chép, sau khi Hách Xá Lý qua đời, Nữu Hỗ Lộc giành được sự sủng ái của hoàng tộc nhà Thanh. Nhờ thế, năm Khang Hi thứ 16, nàng được sắc phong làm Hoàng hậu.
Tuy nhiên, Nữu Hỗ Lộc đã qua đời vì bạo bệnh chỉ sau nửa năm, khi mới 25 tuổi. Cái chết của bà khiến vua Khang Hi và mọi người trong cung vô cùng hụt hẫng và đau lòng.
Đến hiện tại, nguyên nhân Nữu Hỗ Lộc qua đời vẫn là dấu hỏi lớn đối với nhiều người. Chỉ biết rằng, Hoàng hậu ra đi lúc không con không cái, trước đó cũng không mắc bệnh tật gì.
3. Hiếu Ý Nhân Hoàng hậuHiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị là em họ của Khang Hi. Theo đó, mẹ đẻ của Khang Hi là Hiếu Khang Chương hoàng hậu có hai người anh em ruột là Đông Quốc Duy và Đông Quốc Cương, Đông Giai thị chính là con gái của Đông Quốc Duy.
Sau khi 2 Hoàng hậu qua đời, Đông Giai thị một tay đảm đương việc hậu cung, nhận được sự yêu mến của Từ Hi Thái hậu và Hoàng hậu. Về phía Khang Hi, ông cũng rất thương cô em họ này nên đã sắc phong bà lên làm Hoàng quý phi.
Đến năm Khang Hi thứ 22, Đông Giai thị đã sinh con gái đầu lòng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 24 ngày, Công chúa đã không may qua đời. Sự mất mát này khiến Đông Giai vô cùng đau đớn và dằn vặt bản thân.
6 năm sau, Đông Giai mắc bệnh nặng và được Khang Hi một tay chăm sóc. Để tạo động lực vượt qua cơn hiểm nghèo cho Đông Giang, ông quyết định phong nàng lên làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Đông Giai thị đã qua đời khiến nhà vua vô cùng hụt hẫng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'