Bật mí nguyên nhân gấu trúc có lông màu đen trắng
Các nhà khoa học đã giải thích được nguyên nhân vì sao lông những chú gấu trúc lại có 2 màu đen và trắng.
Chiêm ngưỡng tình mẫu tử cực kỳ đáng yêu của loài gấu / “Chết lịm” trước khoảnh khắc ngọt ngào về tình mẫu tử của gấu nâu
Màu sắc của loài vật có khá nhiều công dụng: thu hút bạn tình, cảnh báo kẻ thù và thậm chí là ngụy trang.
Để tìm hiểu vì sao một loài vật lại có màu sắc thế, các nhà sinh học thường so sánh chúng với những loài có màu sắc tương tự, sinh sống ở trong khu vực thích hợp nhưng ở môi trường khác.
Chẳng hạn, dù sống ở 2 nửa địa cầu nhưng beo ở châu Phi và châu Á cùng báo gấm ở châu Mỹ lại có cùng những đốm đen trên khắp cơ thể. Màu sắc này giúp chúng lẫn được vào môi trường nắng nóng khi săn mồi.
Các dải màu đối lập hoặc các điểm đối lập có thể khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng để có bộ lông đen, viền mắt đen,tai đen trong khi lông đầu trắng như gấu trúc thì lại khá hiếm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học California, Davis và Đại học Bang California Long Beach đã tìm hiểu vấn đề này. Họ nghiên cứu từng phần lông riêng biệt và gắn nó với những tiêu chuẩn riêng. Theo đó, nhóm nghiên cứu so sánh những vùng lông trắng và đen của gấu trúc với màu sắc của 39 loài gấu khác, cũng như với 195 loài ăn thịt khác trong đó đặc biệt chú ý với khu vực sinh trưởng đặc thù của chúng.
“Điểm khác biệt của nghiên cứu này là xem xét từng phần cơ thể của gấu trúc như là một vùng riêng biệt” – nhà nghiên cứu Tim Caro tới từ trường Davis cho hay.
Họ đã nghiên cứu hàng nghìn bức ảnh, xem xét ít nhất 20 màu sắc có thể xuất hiện trên 10 vùng cơ thể gấu. Kết quả là dường như gấu trúc có màu lông đặc biệt như thế là để nó thích nghi với 2 môi trường sống trên những khu vực núi thuộc Trung Quốc – nơi được coi là quê hương của loài, đồng thời màu sắc này giúp nó có thể “giao tiếp” được với cả bạn và thù trong môi trường tự nhiên.
Không giống như những họ hàng ăn thịt của mình, gấu trúc sống chủ yếu bằng lá trúc – loại thực phẩm mọc nhiều ở khu vực sống của nó, nhưng lại không dễ tiêu hóa.
Để khắc phục tình trạng này, cùng với thực tế là nó không trữ đủ mỡ cho mùa đông, gấu trúc phải thường xuyên hoạt động để tìm kiếm đủ thức ăn.
Việc có bụng màu trắng và đầu trắng giúp chúng lẫn được vào tuyết khi đi tìm thức ăn mà không bị beo hoặc các loài ăn thịt khác tấn công. Màu tối giúp chúng trốn được vào những bóng mát của bụi tre trúc trong những tháng ấm áp.
Các nhà khoa học cho rằng mắt của gấu trúc giúp nó giao tiếp với loài khác hoặc được coi là nơi phát ra tín hiệu cảnh báo đối thủ, trong khi tai chúng được dùng để truyền thông điệp “tránh ra, tôi đang đói” tới kẻ thù.
Để tìm hiểu vì sao một loài vật lại có màu sắc thế, các nhà sinh học thường so sánh chúng với những loài có màu sắc tương tự, sinh sống ở trong khu vực thích hợp nhưng ở môi trường khác.
Chẳng hạn, dù sống ở 2 nửa địa cầu nhưng beo ở châu Phi và châu Á cùng báo gấm ở châu Mỹ lại có cùng những đốm đen trên khắp cơ thể. Màu sắc này giúp chúng lẫn được vào môi trường nắng nóng khi săn mồi.
Các dải màu đối lập hoặc các điểm đối lập có thể khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng để có bộ lông đen, viền mắt đen,tai đen trong khi lông đầu trắng như gấu trúc thì lại khá hiếm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học California, Davis và Đại học Bang California Long Beach đã tìm hiểu vấn đề này. Họ nghiên cứu từng phần lông riêng biệt và gắn nó với những tiêu chuẩn riêng. Theo đó, nhóm nghiên cứu so sánh những vùng lông trắng và đen của gấu trúc với màu sắc của 39 loài gấu khác, cũng như với 195 loài ăn thịt khác trong đó đặc biệt chú ý với khu vực sinh trưởng đặc thù của chúng.
“Điểm khác biệt của nghiên cứu này là xem xét từng phần cơ thể của gấu trúc như là một vùng riêng biệt” – nhà nghiên cứu Tim Caro tới từ trường Davis cho hay.
Ảnh minh họa.
Họ đã nghiên cứu hàng nghìn bức ảnh, xem xét ít nhất 20 màu sắc có thể xuất hiện trên 10 vùng cơ thể gấu. Kết quả là dường như gấu trúc có màu lông đặc biệt như thế là để nó thích nghi với 2 môi trường sống trên những khu vực núi thuộc Trung Quốc – nơi được coi là quê hương của loài, đồng thời màu sắc này giúp nó có thể “giao tiếp” được với cả bạn và thù trong môi trường tự nhiên.
Không giống như những họ hàng ăn thịt của mình, gấu trúc sống chủ yếu bằng lá trúc – loại thực phẩm mọc nhiều ở khu vực sống của nó, nhưng lại không dễ tiêu hóa.
Để khắc phục tình trạng này, cùng với thực tế là nó không trữ đủ mỡ cho mùa đông, gấu trúc phải thường xuyên hoạt động để tìm kiếm đủ thức ăn.
Việc có bụng màu trắng và đầu trắng giúp chúng lẫn được vào tuyết khi đi tìm thức ăn mà không bị beo hoặc các loài ăn thịt khác tấn công. Màu tối giúp chúng trốn được vào những bóng mát của bụi tre trúc trong những tháng ấm áp.
Các nhà khoa học cho rằng mắt của gấu trúc giúp nó giao tiếp với loài khác hoặc được coi là nơi phát ra tín hiệu cảnh báo đối thủ, trong khi tai chúng được dùng để truyền thông điệp “tránh ra, tôi đang đói” tới kẻ thù.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?
Cột tin quảng cáo