Bật nắp quan tài chứa xác ướp, lời nguyền có ứng nghiệm?
Dù một số người lo sợ lời nguyền ứng nghiệm nhưng các chuyên gia Ai Cập quyết định mở 2 quan tài chứa xác ướp 3.400 tuổi của vợ chồng quan chức làm việc cho pharaoh Seti I và Ramsesses II.
Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại / Bí ẩn lời nguyền đoản mệnh vô sinh ám ảnh các đời Hoàng đế Minh triều

Bất chấp những lo ngại về việc đánh thức lời nguyền, các chuyên gia Ai Cập tiến hành mở 2 quan tài chứa xác ướp 3.400 tuổi để bảo quản thi hài bên trong.

Theo các chuyên gia, xác ướp trong quan tài thuộc về Sennedjem - quan chức giám sát các công nhân tại nghĩa trang Deir al-Medina ở Luxor dưới thời pharaoh Ai Cập Seti I và Ramsesses II Vương triều thứ 19 (thế kỷ XIII - XII TCN) và một trong những người vợ của ông.

Xác ướp của vợ chồng Sennedjem được bảo quản hoàn hảo trong quan tài bằng gỗ màu trong suốt 3.400 năm.

Sau khi được đưa ra khỏi quan tài, xác ướp của vợ chồng Sennedjem được đưa tới khoang vô trùng của phòng thí nghiệm tại Bảo tàng Văn minh Ai Cập ở Cairo.

Tại đây, hai xác ướp được các chuyên gia đưa vào buồng khử trùng trong hơn 20 ngày và có thể mất ít nhất 1 tháng để loại bỏ mọi loại côn trùng, vi khuẩn có khả năng gây hư hại thi hài.

Sau khi hoàn tất quá trình này, xác ướp sẽ được đem triển lãm trước công chúng vào tháng 12 tới đây.

Nhà Ai Cập học người Pháp Maspero phát hiện quan tài của Sennedjem cùng với 20 xác ướp khác trong một ngôi mộ ở bờ tây sông Nile vào năm 1886.

Ngoài xác ướp, các chuyên gia còn tìm thấy một số hiện vật cổ xưa được mai táng cùng góp phần hé lộ cuộc sống của người chết.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo