Khám phá

Bất ngờ mớ 'giẻ rách' được ông lão mua về với 300 nghìn, lại là báu vật giá trên trời, hơn 3.300 tỷ đồng

Sau khi bán đi, ông lão này mới bất ngờ, ngã ngửa khi biết giá thật của đống 'giẻ rách' mà mình chỉ bỏ 300 nghìn để mua về.

Khi mộ Kỷ Hiểu Lam được khai quật, phát hiện 7 hài cốt 'mỹ nhân', giật mình với sự thật kinh hoàng khác xa phim ảnh / Bí ẩn cổ kiếm ngàn năm không gỉ, sắc bén vô cùng của Câu Tiễn

Trong dòng chảy lịch sử Trung Hoa, phủ Hòa Thân, một kiến trúc nguy nga tráng lệ thuộc triều đại nhà Thanh, vẫn luôn được nhắc đến như một biểu tượng của sự giàu sang, quyền lực. Nơi đây không chỉ nổi bật với diện tích rộng lớn hơn 60.000 mét vuông mà còn là kho tàng cất giữ vô số bảo vật, vàng bạc, châu báu. Thế nhưng, những năm tháng cuối triều đại, khi vận mệnh quốc gia lung lay, phủ Hòa Thân cũng không tránh khỏi vòng xoáy suy tàn.

Hòa Thân, trong cơn tuyệt vọng, đã quyết định tổ chức một buổi đấu giá, rao bán toàn bộ tài sản của mình. Sự kiện này đã thu hút đông đảo giới sưu tầm, những người khao khát sở hữu những món đồ quý hiếm từng khiến bao người thèm muốn. Các tác phẩm nghệ thuật trứ danh như "Du mục thiếp" của Vương Hy Chi hay "Chiếu dạ bạch đồ" của Hàn Kiều nhanh chóng được sang tay, tìm về với chủ nhân mới.

báu vật, đồ cổ, Sơn trà kiệp điệp đồ

Ảnh minh họa.

Giữa khung cảnh náo nhiệt, Chu Khải Kiềm (1871 - 1964), một chuyên gia đồ cổ nổi tiếng thời bấy giờ, cũng không bỏ lỡ cơ hội này. Ông đến phủ Hòa Thân với hy vọng tìm được những món đồ cổ và di vật văn hóa quý giá. Tuy nhiên, khi ông đặt chân đến, phần lớn các bảo vật đã được bán hết. Khung cảnh đổ nát của phủ Hòa Thân lúc này chỉ còn là một đống rác ngổn ngang. Ông đang định quay về thì bất chợt nhìn thấy một đống "giẻ rách" bị bỏ quên ở góc thùng. Với con mắt tinh tường của một nhà sưu tầm, ông nhận ra giữa mớ "giẻ rách" đó ẩn chứa một báu vật vô giá: bức "Sơn trà kiệp điệp đồ" của Chu Khắc Nhu, một kiệt tác mô phỏng kỹ thuật dệt sợi tơ màu thành hoa văn trên lụa nổi tiếng thời Nam Tống. Hơn thế nữa, trong đống "rác" ấy còn có hơn một trăm bức tranh thêu khác cũng vô cùng quý hiếm. Cuối cùng, ông quyết định chi ra 100 đồng đại dương (tương đương khoảng 300.000 VNĐ thời điểm hiện tại) để sở hữu những thứ mà người khác vứt bỏ.

báu vật, đồ cổ, Sơn trà kiệp điệp đồ

Tưởng mớ 'giẻ rách', ai ngờ là báu vật giá trên trời, hơn 3.300 tỷ đồng.

Tin tức Chu Khải Kiềm sở hữu một kho tranh thêu quý hiếm nhanh chóng lan truyền. Nhiều nhà buôn đồ cổ đã tìm đến ông, đưa ra những mức giá hấp dẫn hòng mua lại. Tuy nhiên, Chu Khải Kiềm vẫn kiên quyết không bán. Cuộc sống luôn đầy rẫy những biến cố bất ngờ. Sau một thời gian gặp khó khăn về tài chính, Chu Khải Kiềm buộc phải bán đi toàn bộ bộ sưu tập tranh thêu với giá 100.000 NDT (hơn 330 triệu đồng).

báu vật, đồ cổ, Sơn trà kiệp điệp đồ

Những năm cuối đời, Chu Khải Kiềm vô tình nghe được thông tin Bảo tàng Cố Cung đã sưu tầm lại toàn bộ những bức tranh mà ông từng bán, và chúng đang được trưng bày tại đây. Thị trường đồ cổ thời điểm đó ước tính giá trị bộ tranh này không dưới 1 tỷ NDT (hơn 3.300 tỷ đồng). Ông đã vô cùng sốc khi biết tin. Ông không thể tin được rằng những "mảnh giẻ rách" mà mình nhặt được lại có giá trị lớn đến như vậy. Nỗi tiếc nuối và sự hối hận trào dâng, bao trùm lấy ông. Chỉ 4 năm sau khi biết tin, Chu Khải Kiềm qua đời, mang theo niềm nuối tiếc khôn nguôi về món hời "từ trên trời rơi xuống" mà ông đã để vuột mất.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm