Khám phá

Bất ngờ thú vị về cầy vằn bắc quý hiếm ở Việt Nam

Cầy vằn bắc còn có tên gọi khác là lửng chóc. Đây là loài cầy có kích thước trung bình, quý hiếm và thường sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông.

Cầy vằn bắc có tên khoa học là Chrotogale owstoni, dài khoảng 57cm, mầu vàng nhạt hoặc xám bạc. Mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu. Ảnh: kiemlamangiang.

Đặc điểm nổi bật của cầy vằn bắc khác với cầy vằn nam là có nhiều đốm đen ở sườn và đùi (cầy vằn nam không có đốm). Ảnh: kiemlamangiang.

Thức ăn chủ yếu của cầy vằn bắc là giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim, trong đó chúng đặc biệt thích ăn giun đất. Ảnh: vietnamplus.

Cầy vằn bắc sống độc thân, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ban đêm. Ảnh: iucnredlist.

Mùa sinh sản của cầy vằn bắc từ tháng tháng 2 - 4; mỗi lứa đẻ 2 - 3 con; thời gian mang thai từ 60- 68 ngày. Ảnh: pinimg.

Trên thế giới, cầy vằn bắc phân bố ở Tây Nam Trung Quốc, Lào. Ảnh: mindenpictures.

Tại Việt Nam, cầy vằn bắc phân bố rộng các tỉnh miền núi trong nước như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Ảnh: zoochat.

Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo