Bất ngờ với lý do thực sự tượng cổ Ai Cập thường bị mất mũi
Khoa học lật tẩy những mánh khóe được sử dụng trong ảo thuật mà người xem dễ bị qua mắt / Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người
Theo CNN, trước đây ông Bleiberg thường tin rằng sự xói mòn của thiên nhiên theo thời gian hàng thiên niên kỷ sẽ ảnh hưởng đến các phần nhỏ, nhô ra của bức tượng trước các thành phần lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi nghe câu hỏi này quá nhiều, Bleiberg bắt đầu thực hiện một số nghiên cứu điều tra.
Nghiên cứu của ông Bleiberg đã khẳng định rằng các cổ vật của Ai Cập cổ đại đã bị cố tình phá hoại, làm biến dạng vì chúng đóng vai trò là những vật tổ (totem) chính trị, tôn giáo và việc đập bỏ mũi có thể làm suy giảm sức mạnh biểu tượng và sự thống trị của các vị thần đối với con người.
Ông Bleiberg đã đi đến kết luận trên sau khi phát hiện ra sự hủy hoại giống nhau trên nhiều tác phẩm nghệ thuật Ai Cập, từ các tác phẩm ba chiều đến hai chiều (trên một mặt phẳng).
Mặc dù thời gian và việc bị di dời có thể là cách giải thích hợp lý cho việc phần mũi ở các tác phẩm 3 chiều có thể bị vỡ, nhưng điều đó lại khó giải thích tại sao phần mũi ở những tác phẩm bằng phẳng cũng bị phá huỷ.
Sự tương đồng của các mô tuýp hư hại trong điêu khắc Ai Cập cổ cho thấy đó là do hành động có chủ ý, có mục đích. Nhà nghiên cứu Bleiberg nói thêm rằng hành động này có lẽ xuất phát từ các lý do cá nhân, chính trị và tôn giáo.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng phần linh hồn của thần linh có thể cư ngụ trong một hình ảnh hay bức tượng đại diện của vị thần đó. Sự cố ý phá hủy phần mũi tượng được cho là nhằm vô hiệu hoá sức mạnh của hình ảnh hay bức tượng đó.
Ông Bleiberg cũng giải thích việc các ngôi mộ và đền thờ đóng vai trò là nơi cất giữ chính những tác phẩm điêu khắc và phù điêu phục vụ nghi lễ. Bằng cách đặt các phù điêu và tượng vào một ngôi mộ (hay kim tự tháp), họ có thể "nuôi sống" người chết ở thế giới tiếp theo.
“Quốc giáo của Ai Cập” được coi là sự sắp đặt nơi các vị vua trên Trái đất cúng dâng cho thần linh và đổi lại, thần linh sẽ chăm sóc Ai Cập. Như vậy, vì các bức tượng và phù điêu là một điểm gặp gỡ giữa thế giới siêu nhiên và thế giới loài người, những người muốn vô hiệu hóa sức mạnh thần linh sẽ phải tìm cách phá hỏng mặt của những bức tượng và phù điêu đó.
Ông Bleiberg giải thích: “Phần bị hư hỏng của cơ thể sẽ không thể thực hiện được chức năng của nó. Hay nói cách khác, một linh hồn tượng không thể thở được nếu mũi của nó bị gãy. Kẻ phá hoại về cơ bản là muốn giết chết thần linh, vốn được coi là nhân tố sống còn đối với sự thịnh vượng của Ai Cập".
Giả thuyết này cũng có lý khi đặt trong thực tế những phát hiện khác về các bức tượng cổ Ai Cập. Những bức tượng có ý định miêu tả con người cúng dường các vị thần thường được tìm thấy với cánh tay trái bị cắt đứt. Thật trùng hợp, cánh tay trái thường được biết đến là được người Ai Cập sử dụng để cúng dường. Ngược lại, cánh tay phải của các bức tượng mô tả một vị thần nhận lễ vật cũng thường bị hư hại.
Ông Bleiberg cho biết, trong thời kỳ Pharaoh, người ta hiểu biết rất rõ ràng về mục đích tạo ra những bức phù điêu. Bằng chứng về các xác ướp bị phá hoại có chủ ý đã nói lên một niềm tin văn hóa rất mạnh mẽ rằng phá huỷ hình ảnh một người cũng sẽ phá huỷ luôn người mà hình ảnh đó đại diện. Vì thế thời Ai Cập, các chiến binh thường tạo ra những hình nộm bằng sáp của kẻ thù và phá hủy chúng trước khi chiến đấu.
Không có gì lạ khi các Pharaoh quyết định rằng bất kỳ ai đe dọa "hình ảnh"của họ sẽ bị trừng phạt khủng khiếp. Những người cai trị thường lo ngại về di sản lịch sử của họ và việc phá hoại các bức tượng tạc hình ảnh họ đã giúp những nhân vật mới nổi đầy tham vọng viết lại lịch sử, về bản chất là xóa bỏ hình ảnh cùng với quyền năng của người tiền nhiệm để củng cố quyền lực của họ.
Chẳng hạn, triều đại của Pharaoh Hatshepsut từng đặt ravấn đề về tính hợp pháp của người kế nhiệm Thutmose III, và Thutmose III sau khi nắm quyền đã tìm cách loại bỏ hầu hết mọi ký ức hình ảnh cũng như tưởng tượng về Hatshepsut, ông Bleiberg lấy ví dụ.
Tuy nhiên, người Ai Cập cổ đại đã cố gắng giảm thiểu nguy cơ phá hoại, họ thường đặt các bức tượng trong những ngôi mộ hoặc đền thờ được bảo vệ ở cả ba phía. Tất nhiên, điều đó đã không thể ngăn cản những kẻ muốn phá hủy chúng.
Có lẽ điều sâu sắc nhất mà ông Bleiberg chỉ ra là cách người Ai Cập nhìn nhận về những tác phẩm nghệ thuật này. Đối với những người đi tham quan bảo tàng đương đại ngày nay thì cổ vật Ai Cập là những tác phẩm sáng tạo bậc thầy, xứng đáng được bảo tồn và và được quan sát, nghiên cứu một cách trí tuệ. Tuy nhiên, ông Bleiberg giải thích rằng người Ai Cập cổ đại đã không nhắc đến một từ ám chỉ "nghệ thuật" nào về những bức tượng đó. Họ có thể chỉ coi những vật thể này như một kiểu "thiết bị" phục vụ duy trì quyền năng của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách