Khám phá

Bất ngờ với sáng chế 'để đời' của Hòa Thân đến nay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi

Nồi lẩu - món đồ quen thuộc mà chúng ta thường hay sử dụng lại chính là sản phẩm sáng tạo của đại tham quan Hòa Thân.

Trong 'Tây Du Ký', tại sao Tôn Ngộ Không bị lửa Tam muội chân hỏa trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân đốt nhiều ngày không sao, lại suýt bị Hồng Hài Nhi thiêu chết? / Cái gì sinh ra trước, con gà hay quả trứng? Hãy xem các nhà khoa học Anh nói gì, bạn sẽ hiểu!

Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, tự Trí Trai, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22/02/1799, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu. Ông là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công.

Thi cử không đỗ đạt, Hòa Thân vào cung làm thị vệ. Nhờ sự khôn khéo trong cách ăn nói, hiểu lòng Càn Long, Hòa Thân trở thành một vị quan đứng đầu triều đình, được vua hết mực trọng dụng. Đây cũng chính là lý do khiến ông tham ô, nhận hối lộ, vơ vét tài sản của dân chúng.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

(Ảnh minh họa)

Khi Càn Long về già, sức cũng yếu dần, các việc trọng đại trong triều tự nhiên rơi vào tay Hòa Thân. Bởi vì nắm được quyền to, Hòa Thân bất đầu lộng hành. Ông không những nhận hối lộ mà còn công khai đòi tiền, tước đoạt trắng trợn. Các cống phẩm dâng lên hoàng đế đều phải qua tay Hòa Thân chọn lựa rồi mới được đưa vào cung. Hoàng đế Càn Long chẳng hỏi han gì, những người khác chẳng ai dám cáo nên lòng tham của Hòa Thân ngày càng lớn.

Sau nhiều năm tham nhũng, của cải của Hòa Thân nhiều tới mức không đếm xuể. Số kỳ trân dị bảo ông ta thu thập được đa dạng và phong phú tới mức trong dân gian có một lời đồn tương truyền rằng "Cái gì Càn Long có thì Hòa Thân cũng có, thế nhưng cái Càn Long không có thì chưa chắc Hòa Thân đã không có". Theo sử sách ghi chép lại, tài sản trong phủ Hòa Thân vào khoảng 800 triệu lạng bạc cùng nhiều cửa hàng, ruộng đất với tổng tài sản khoảng 1,1 tỷ lượng bạc, tương đương 15 năm quốc khố đại Thanh.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

(Ảnh minh họa)

Mặc dù, Hòa Thân là một đại tham quan khét tiếng nhưng ít ai biết, ông từng là một nhà sáng chế sáng giá. Món đồ đó đến nay vẫn được mọi người sử dụng.

Cụ thể, vào năm 1785, hoàng đế Càn Long quyết định tổ chức bữa tiệc lớn gọi là Thiên tẩu yến, mời mọi người già trên khắp cả nước đến tham dự. Đây không phải là bữa tiệc đầu tiên mà hoàng gia tổ chức để mời dân chúng. Trước đó, vua Khang Hy đã 2 lần tổ chức yến tiệc chiêu đãi hàng nghìn trưởng lão trong nước với quy mô rất hoành tráng. Điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Càn Long.

Vì vậy vào năm ông 74 tuổi, Càn Long đã tổ chức Thiên tẩu yến với hơn 800 mâm tiệc, khắp trong ngoài cung đều trang trí rực rỡ.

Mặc dù buổi yến tiệc đầu tiên diễn ra rất thành công nhưng Càn Long vẫn không vui nổi. Bởi thời điểm tổ chức đúng vào mùa đông, nên khi món ăn được bê ra đều đã nguội lạnh. Do đó, hoàng đế đã yêu cầu Hòa Thân giải quyết vấn đề này.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

(Ảnh minh họa)

Để làm vui lòng Càn Long, Hòa Thân đã bỏ ra rất nhiều công sức tìm các món ăn ngon. Sau nhiều lần tìm kiếm, cuối cùng Hòa Thân nghĩ ra một cách là món ăn phải thật nóng và có thể ăn nhiều nguyên liệu cùng một lúc. Lúc này, ông chợt nhớ tới món thịt dê nhúng trong truyền thuyết.

Một lần nữa, Hòa Thân đưa ra một quyết định táo bạo, đó là thiết kế một nồi nấu lẩu kiểu mới. Loại nồi lẩu này có thêm phần bụng đựng than ở giữa và vành đựng thức ăn xung quanh. Để nấu nồi lẩu độc đáo này, người ta cho than hồng vào cái ống khói giữa nồi, thổi gió từ dưới lên khiến cho than cháy đỏ, tạo ra sức nóng làm chín nồi lẩu. Như vậy thức ăn vừa nóng mà người ngồi ăn không bị khói ám vào người. Đồng thời, Hòa Thân đã thêm nhiều loại thịt, rau củ và gia vị gia giảm để món lẩu thêm hấp dẫn hơn.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

Nồi lẩu là sản phẩm sáng tạo của đại tham quan Hòa Thân (Ảnh minh họa)

Vào ngày diễn ra Thiên tẩu yến thứ hai, hoàng đế càn Long đã đãi mọi người bằng hơn 1.550 nồi lẩu gồm lẩu thịt gà, thịt dê và nấm Khẩu Bắc. Như vậy, những người đến tham dự ngồi quây quần bên nồi lẩu vừa ăn vừa uống, đồ ăn được tiếp thêm liên tục. Ai nấy đều không quên chúc thọ hoàng đế và khen ngợi sự thông thái của ngài. Càn Long nhìn khung cảnh các cụ già ăn uống vui vẻ, sôi động nên cảm thấy rất hài lòng và càng thêm tin tưởng Hòa Thân.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

(Ảnh minh họa)

Sau này, những người tham gia Thiên tẩu yến của Càn Long đã mang cách làm đến với mọi người nơi họ sinh sống. Từ đó, món lẩu nhanh chóng được lan truyền khắp miền Bắc Nam của Trung Quốc. Cho đến tận ngày nay, nồi lẩu do Hòa Thân thiết kế vẫn được sử dụng trong nhiều gia đình.

Hòa Thân, lịch sử Trung Quốc, nồi lẩu

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm