Khám phá

Tử Cấm Thành có hơn 70 cái giếng, tại sao nước uống lại phải vận chuyển từ bên ngoài cung? Chủ yếu xem xét 3 lý do này

Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mà chúng ta thấy ngày nay là một di tích lịch sử được xây dựng vào thời nhà Minh, Tử Cấm Thành là cung điện cổ bằng gỗ còn được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới.

Danh tính quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam, từng thay vua Bảo Đại điều hành nhà Nguyễn / CLIP: Mai phục tài tình, báo dễ dàng tóm gọn lợn rừng

Trong Tử Cấm Thành, phòng ốc lên tới hơn chín nghìn gian, giếng nước lớn nhỏ trong Cố cung cũng phải tới hơn bảy mươi cái.

Tử Cấm Thành, giếng nước trong Tử Cấm Thành, giếng nước

Ảnh minh họa.

Năm xưa người ta đào những giếng này với mục đích chủ yếu là để ngừa hoả hoạn xảy ra, còn nước dùng trong cung đa phần được vận chuyển từ trên núi Ngọc Tuyền xuống bằng sức người. Vậy tại sao người xưa lại không dùng nước giếng để sử dụng?

Lý do thứ nhất là: Giếng chỉ để phòng khi hỏa hoạn

Tử Cấm Thành, giếng nước trong Tử Cấm Thành, giếng nước

Theo sử sách ghi lại, vào năm Gia Tĩnh thứ 36 và năm Vạn Lịch thứ 25, trong Tử Cấm Thành xảy ra hỏa hoạn lớn khiến nhiều cung điện bị thiêu rụi, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.

Vì vậy, theo các chuyên gia, việc xây dựng, tái thiết công trình tốn nhiều kinh phí khiến các quan quản lý phải quan tâm hơn đến công tác phòng cháy chữa cháy. Nước trong giếng lúc này dần trở nên hữu ích. Vì vậy người ta cho rằng giếng nước trong Tử Cấm Thành chỉ dùng để chữa tắt lửa khi hỏa hoạn.

 

Lý do thứ hai là: đảm bảo an toàn tính mạng

Tử Cấm Thành, giếng nước trong Tử Cấm Thành, giếng nước

Thời xưa nước giếng trong Tử Cấm Thành không được sử dụng một phần cũng vì lý do an toàn tính mạng. Bởi nếu ai đó có dã tâm ác ý đầu độc một giếng, hàng chục giếng khác trong Tử Cấm Thành cũng sẽ bị nhiễm độc vì chúng thông nhau. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi - sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung, những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy.

Tử Cấm Thành, giếng nước trong Tử Cấm Thành, giếng nước

Các giếng này cũng thông với sông Ngự bên ngoài kinh thành. Sông Ngự từ lâu đã trở thành kênh dẫn nước thải, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm dọc hai bên sông là vô cùng nghiêm trọng. Rác thải các loại, động vật chết dọc sông Ngự tràn xuống giếng ngầm trong Tử Cấm Thành, theo thời gian khiến chất lượng nước ngày càng xuống cấp.

 

Ký do thứ ba là: sợ có oan hồn người chết

Tử Cấm Thành, giếng nước trong Tử Cấm Thành, giếng nước

Một lý do khác khiến các giếng nước ở Tử Cấm Thành trở thành nỗi ác mộng của những người trong cung là vì nơi đây gắn với nhiều cái chết uẩn khuất. Không ít cung nữ, thái giám bị ám hại và bị đẩy xuống giếng, đến những quý phi vì bị thất sủng, vì bế tắc mà chọn nơi đây để kết liễu sinh mạng, chấm dứt một phận đời bạc bẽo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm