Khám phá

Bay kém, lướt gió nửa vời, loài khủng long có cánh sớm tuyệt chủng

2 chi khủng long Yi và Ambopteryx sống cách đây 160 triệu năm có bộ cánh màng tương tự loài dơi nhưng lại bay kém và sớm bị các loại chim vượt mặt.

Vén màn nguyên nhân hủy diệt loài khủng long 66 triệu năm trước / Hóa thạch lông vũ gây tranh cãi của khủng long Archaeopteryx

"Chúng là những tàu lượn được thiết kế thất bại", Phó giáo sư Alex Dececchi tại Đại học Mount Marty (Nam Dakota) cho hay.

Các loài chim được tiến hóa từ khủng long và người ta từng cho rằng chúng là nhánh tiến hóa duy nhất có khả năng bay.

Tuy nhiên vào năm 2015, ông Xing Xu tới Viện Cổ sinh vật có xương sống ở Bắc Kinh cho biết nhóm của ông phát hiện ra một hóa thạch kỳ lạ của một chi khủng long có tên Yi qi. Yi qi có bộ cánh màng giống như dơi chứ không phải lông vũ.

Hình ảnh mô phỏng về một con Ambopteryx. (Ảnh: Gabriel Ugueto)

Tới năm 2019, Xu và các cộng sự tiếp tục tiết lộ hóa thạch của một loài có cánh khác tên là Ambopteryx longibrachium.

Giớ đây, một nhóm nghiên cứu gồm Dececchi và Xu đã thực hiện 1 nghiên cứu chi tiết hơn về khả năng bay của 2 sinh vật này.

Các phát hiện cho thấy Yi và Ambopteryx không chỉ không có khả năng bay mà thậm chí chúng còn không giỏi lướt gió như một số loài động vật hiện đại như sóc. Điều này có nghĩa, chúng chỉ lướt được những quãng ngắn.

Mặc dù lướt gió không phải là một hình thức bay hiệu quả, nhưng nó giúp Yi và Ambopteryx tránh khỏi nguy hiểm khi chúng còn sống.

“Nó không hiệu quả, nhưng có thể được sử dụng như một cửa thoát hiểm. Đôi khi nó là sự lựa chọn giữa việc mất một chút năng lượng hay bị ăn thịt", nhóm nghiên cứu cho biết.

 

Vào thời điểm Yi và Ambopteryx sống cách đây khoảng 160 triệu năm trước, các loài chim vẫn chưa xuất hiện và bầu trời bị dực long thống trị.

Nhưng vài triệu năm sau, khi loài chim tiến hóa, những chi khủng long có màng cánh như Yi và Ambopteryx sẽ rất khó tồn tại.

Chúng không thể cạnh tranh với những con chim có cùng kích thước bay giỏi hơn mình. Chúng cũng không giỏi giành thức ăn cả trên cây và dưới mặt đất với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, 2 chi khủng long này đã nhanh chóng tuyệt chủng.

"Chúng không bao giờ có cơ hội", ông Xu cho hay.

Với dơi, khoảng 50 triệu năm trước, chúng phát triển mạnh các kỹ năng bay của mình. Điều này xảy ra vì dơi sống về ban đêm nên không cạnh tranh trực tiếp với chim.

 

“Sống về đêm có thể giúp chúng có cơ hội. Ngược lại, không có lý do gì để nghĩ rằng Yi và Ambopteryx hoạt động vào ban đêm", Dececchi nói.

- CLIP: To hơn cả khủng long bạo chúa, khủng long gai vẫn tử trận vì cú cắn hiểm hóc của kẻ thù? Nguồn: Báo Tổ quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm