Khám phá

Bên trong hai “xưởng” ướp xác lớn nhất Ai Cập

Tàu Logos Hope – “thư viện nổi” lớn nhất thế giới, hôm 2/2 đã cập cảng tại thủ đô Beirut của Lebanon, mang đến cho người dân nước này cơ hội tiếp cận với 5.000 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực phong phú, bao gồm: khoa học, văn học, giáo dục.., phù hợp với mọi nhu cầu và sở thích.

Thợ săn chết khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc, cứu sống vô số mạng người / Khám phá vật kỳ lạ trong ngôi mộ tồi tàn thời chắt nội Tào Tháo

Các phát hiện mới nhất mang đến hy vọng có thể giúp hồi sinh ngành du lịch quan trọng của quốc gia này, đồng thời tiết lộ những chi tiết thú vị trong công nghệ đưa con người và động vật trở thành "bất tử" theo quan niệm cổ đại.
Theo thông báo của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, đây là 2 xưởng ướp xác lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật từ trước tới nay, một xưởng dùng để ướp xác người, xưởng còn lại chuyên ướp xác động vật. Cả hai được xây dựng vào khoảng cuối triều đại XXX (năm 380 trước Công nguyên đến năm 343 trước Công Nguyên). Hai ngôi mộ đều tọa lạc ở nghĩa trang cổ Saqqara thuộc tỉnh Giza - Ai Cập.
Ảnh minh họa: AP.

Ảnh minh họa: AP.

2 xưởng ướp xác được phát hiện sau một cuộc khai quật kéo dài một năm gần khu bảo tồn của Nữ thần Bastet – cách thủ đô Cairo khoảng 30 km về phía Nam. Đây cũng là nơi phát hiện hàng trăm xác ướp động vật và tượng vào năm 2019.
Khám phá cả hai xưởng ướp đều có giường đá, bình đất sét, bình nghi lễ, muối natri - một trong những nguyên liệu chính để ướp xác và khăn trải giường cùng các dụng cụ ướp xác khác.
Tổng thư ký của Hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập, ông Mostafa Waziri cho biết: “Hôm nay, chúng tôi công bố việc phát hiện ra 2 xưởng ướp xác lớn nhất dành cho người và động vật tại Saqqara Necropolis. Xưởng này là nơi được sử dụng cho con người, bao gồm cả những chiếc giường mà cơ thể đã được rửa sạch. Chúng tôi tìm thấy một cái lỗ nhỏ để nước chảy qua sau khi rửa (các thi thể). Chúng tôi đã tìm thấy các công cụ mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để cắt xác để lấy các cơ quan nội tạng, cũng như các lọ Canopic được sử dụng trong quá trình ướp xác để bảo quản các cơ quan nội tạng”.
Theo Heritage Daily, quan niệm của người Ai Cập cổ đại cho rằng ướp xác là để "ka" - một từ để chỉ thứ giống như linh hồn trong quan niệm hiện tại - có thể trở lại cơ thể sau khi chết một thời gian, từ đó bắt đầu cuộc tái sinh.
Những thứ được khai quật từ ướp xác người cho thấy việc đạt được "cuộc sống vĩnh cửu" sẽ có mức giá khác nhau, tức chi phí cho mỗi kiểu ướp xác là khác nhau và người ta có thể tùy vào túi tiền để lựa chọn công nghệ chứ không phải mọi người cũng được ướp theo cùng một kiểu.
Ngoài 2 xưởng ướp xác, cuộc khai quật còn phát hiện 2 ngôi mộ nhỏ có niên đại 4.400 và 3.400 năm tuổi gần đó, thuộc về hai linh mục, Ne Hesut Ba của vương triều thứ 5 và Men Kheber của vương triều thứ 18.
Các chuyên gia khảo cổ cho biết những ghi chép về trồng trọt, săn bắn và các hoạt động hàng ngày khác đều đã được tìm thấy trên các bức tường của lăng mộ Ne Hesut Ba.
Ông Mostafa cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy một trong những ngôi mộ đẹp nhất ở đây. Chúng tôi gọi nó theo tên quan chức Ne Hesut Ba thuộc Vương triều thứ năm, 4.400 năm tuổi. Bên trong các ngôi mộ, chúng tôi tìm thấy tất cả các cảnh sinh hoạt hàng ngày, như thu hoạch, trồng trọt, các ban nhạc, nhạc cụ và những thứ tương tự. Trong quá trình khai quật, chúng tôicũng đã tìm thấy một ngôi mộ khác ở đó, (thuộc về) Men Kheber Ra, có niên đại từ thời Vương quốc mới, Vương triều thứ 18, khoảng 3.400 năm tuổi”.
Ai Cập đã tiến hành các hoạt động khai quật rộng rãi ở nghĩa trang Saqqara và các địa điểm cổ đại khác trong những năm gần đây, đem lại một số khám phá nổi tiếng.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm