Bên trong lâu đài hoàng gia hơn 700 tuổi ở Ba Lan
Kinh nghiệm du lịch 'Đà Lạt thứ hai' của Tây Nguyên từ A-Z / Vẻ đẹp kỳ diệu của ‘thác nước dưới biển’ độc nhất hành tinh
Được xây dựng ban đầu từ năm 1339, từng bị phá hủy bởi người Đức vào năm 1944 trong Thế chiến 2, công trình này được trùng tu lại những năm 1971-1984 và vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc thời kỳ đầu.
Ban đầu lâu đài là nơi ở từ thời Trung cổ của các Hoàng tử Mazovian. Từ năm 1526 đến 1795 các vị vua Ba Lan ở và làm việc tại đây.
Từ năm 1971 cung điện được sử dụng với cái tên Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw - Di tích Lịch sử và Văn hóa Quốc gia.
Đến năm 1984, cung điện mở cửa chính thức đón khách du lịch tham quan.
Bên trong lâu đài có nhiều tranh và các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật dưới thời Vua Stanislaw August Poniatowski.
Một số hiện vật là bản sao lưu chiểu và bản tái tạo.
Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện bởi các nghệ sĩ làm việc dưới thời Vua Stanislaw August như A. Lebrun, J. Monaldi và P. Courdray.
Các bức tranh bên trong cung điện bao gồm quang cảnh Warsaw của B. Bellotto.
Ở các gian có nhiều cảnh lịch sử của M. Bacciarelli. Về mặt hàng dệt, có hơn 560 tấm thảm phương Đông lấy từ bộ sưu tập của Teresa Sahakian.
Chân dung các vị vua Ba Lan, các cá nhân xuất sắc và các nhà cai trị châu Âu...
Đồ nội thất tại đây đáng chú ý có hai chiếc bàn mặt khảm.
Những chiếc ngai vàng được thiết kế bởi các nghệ nhân thời trước.
Trong lâu đài có cả các tác phẩm của Italia và Pháp từ thế kỷ 16-18.
Ngoài ra còn có một số đồ nội thất từ thế kỷ 16-18 được sản xuất tại Ba Lan, Pháp, Đức, Hà Lan và Italia như đồng hồ, chân nến bằng đồng và pha lê, đèn chùm được làm trong các xưởng Gdansk.
Các phòng riêng bao gồm dãy phòng của Hoàng tử Stanislaw, cháu trai của Vua Stanislaw August.
Phòng Suite Grand và Royal đã được tái tạo lại theo thiết kế của thế kỷ 18.
End of content
Không có tin nào tiếp theo