Bệnh dịch lịch sử nào đã cướp đi mạng sống của đại thi hào Nguyễn Du và hơn 200.000 người Việt?
Tục lệ… ngủ tập thể / Nước hoa có từ bao giờ?
Theo Đại Nam thực lục ghi chép lại, từ năm 1820 – 1895 Việt Nam có gần 70 trận dịch, trung bình cứ hơn 1 năm xảy ra 1 trận. Trận dịch được xem là lớn nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 1820 dưới triều vua Ming Mạng của nhà Nguyễn với 206.835 người bỏ mạng, đại thi hào Nguyễn Du cũng chết trong trận dịch này.
Theo chính sử “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, đại dịch này có nguồn gốc từ Tây Dương (Ấn Độ), theo các thuyền buôn du nhập vào Việt Nam. Trận dịch này đã bùng phát từ mùa thu sang mùa đông, từ phía Nam lan dần ra phía Bắc Việt Nam.
Theo sử sách, không ghi rõ tên bệnh dịch, chỉ ghi phước thuốc “"vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", qua phương thuốc này, các nhà nghiên cứu ngày nay cho biết đây là trận dịch tả. Thời điểm Việt Nam xảy ra đại dịch này cũng là lúc đại dịch tả đang càn quét nhiều khu vực châu Á.
Mộ đại thi hào Nguyễn Du.
Đại thi hào Nguyễn Du cũng chết trong thời điểm này. Dù sử sách không nói rõ ông chết bởi bệnh gì. Sách "Đại Nam chính biên liệt truyện" chép: “Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng “tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết”. Theo nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, có thể Đại thi hào Nguyễn Du cũng chết bởi căn bệnh dịch tả này.
Tượng đại thi hào Nguyễn Du.
Dịch tả là căn bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây nên. Các triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy mất nước và ói mửa. Bệnh truyền chủ yếu qua nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm vi khuẩn.
Theo các nhà sử học, bệnh dịch tả có thể xuất phát từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hằng thuộc Ấn Độ cổ đại, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Bệnh tả xuất hiện ở châu Á lần đầu vào khoảng 600 năm TCN, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ.
Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở các nước đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu